.

Giáo dục và Đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao dân trí là yêu cầu thiết thực của khu vực

Cập nhật: 16:20, 27/02/2023 (GMT+7)
(ABO) Sáng 27-2, tại TP. Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị phát triển GD-ĐT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
 
Đến dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.
 
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ trì hội nghị.
 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu.
Tham dự hội nghị về phía tỉnh Tiền Giang có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Quang Trí; lãnh đạo 11 Phòng GD-ĐT của tỉnh Tiền Giang.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng;(thứ hai từ trái sang) tham dự hội nghị.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng (thứ hai từ trái sang) tham dự hội nghị.
Tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT cùng lãnh đạo các phòng ban, của sở, lãnh đạo các Phòng GD-ĐT các huyện, thành, thị tham dự hội nghị.
Tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT cùng lãnh đạo các phòng, ban của sở, lãnh đạo Phòng GD-ĐT các huyện, thành, thị tham dự hội nghị.
Đoàn Tiền Giang dự hội nghị.
Đoàn Tiền Giang dự hội nghị.
 
Quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngành GD-ĐT các tỉnh vùng ĐBSCL tiếp tục ổn định và phát triển về quy mô mạng lưới trường, lớp; số học sinh/sinh viên từ mầm non đến đại học được rà soát, sắp xếp theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội về ngành nghề và đa dạng về loại hình.
 
Các ngành học, bậc học được giữ vững và phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được đảm bảo, quan tâm đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì và nâng cao sau từng năm… 
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục vùng ĐBSCL vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn như: Việc huy động trẻ đến trường còn thấp, nhất là trẻ nhà trẻ. Mạng lưới trường, lớp mầm non còn phân tán, nhiều địa phương còn nhiều điểm trường, đặc biệt là ở những vùng có nhiều kinh, rạch, cồn, bãi ngang.
 
Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học phổ thông đi học đúng độ tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, đặc biệt ở cấp THCS và cấp THPT có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ chung của cả nước (từ 7% - 13%). Số trường ở các cấp học có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia cũng còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước… 
 
Những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành GD-ĐT tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Toàn ngành GD-ĐT tỉnh Tiền Giang có trên 332 ngàn học sinh tại 520 cơ sở giáo dục, trong đó có 53.603 trẻ bậc mầm non, 134.888 học sinh tiểu học, 97.637 học sinh THCS và 46.683 học sinh THPT với trên 19 ngàn cán bộ, giáo viên và nhân viên.
 
Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, mạng lưới trường học được quy hoạch, bố trí đều khắp, phù hợp, đồng bộ với phát triển giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân trong tỉnh; trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm trên 92%. 
 
Tỉnh đã xóa hoàn toàn phòng học tạm vào cuối năm 2006, số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng được nâng lên… Công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018… 
 
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá những năm qua, tình hình giáo dục ĐBSCL đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
 
Tuy nhiên, tình hình GD-ĐT của vùng vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn, cần nhận diện, đưa ra giải pháp để khắc phục. Trong thời gian tới, ngành GD-ĐT vùng ĐBSCL cần kiên cố hóa hệ thống trường học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sắp xếp lại mạng lưới trường học, đặc biệt là các điểm lẻ.
 
Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSCL cần đặt ra mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí là một yêu cầu thiết thực của khu vực; cần có kế hoạch tuyển dụng nguồn giáo viên đang thiếu, đảm bảo đủ cơ cấu nguồn giáo viên cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018...
 
PHI CÔNG
 
.
.
.