Thứ Ba, 06/06/2017, 19:55 (GMT+7)
.

"Giải cứu" thịt heo: từ trang trại ra đến sạp

Doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi giết heo đang bị tồn để bán cho người tiêu dùng không qua thương lái đã trở thành một “phong trào”. Lượng heo tồn rất lớn, tuy mỗi ngày chỉ giết mổ từ 1 - 2 con heo bán thịt nhưng cũng giúp hạn chế một phần lỗ vốn của người nuôi.

Có mặt lúc 2 giờ tại trang trại nuôi heo của bà Nguyễn Thị Kim Loan, ấp Điền Mỹ (xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo), chúng tôi chứng kiến cảnh giết mổ từng con heo, phân chia thịt ra từng phần, vận chuyển đến sạp để bán cho người tiêu dùng. Hiện trang trại của bà Loan còn tồn trên 150 con heo (trên 130 kg/con). Mỗi ngày sạp bán thịt heo ở đường Đinh Bộ Lĩnh (phường 2, TP. Mỹ Tho) của bà bán được 2 con heo.

Ông Nguyễn Minh Thuần, Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có 5 điểm đăng ký bán thịt heo để giải quyết lượng heo tồn trong chuồng. Thời gian tới, số lượng điểm đăng ký bán thịt heo sẽ còn tăng thêm nếu giá heo tiếp tục ở mức này.

Ngoài những sạp thịt heo có đăng ký, chúng tôi còn chứng kiến nhiều hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ cũng giết mổ heo bày bán dọc các tuyến lộ. Dù biết việc người chăn nuôi tự mổ thịt heo bán đặt ra vấn đề về an toàn thực phẩm, thế nhưng trước việc giá heo xuống thấp, ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp “giải cứu” hiệu quả thì việc làm của họ cũng dễ được cảm thông.

Đưa heo đến nơi giết mổ.
Đưa heo đến nơi giết mổ.
Tiếp đến là chuyển thịt heo đến sạp.
Tiếp đến là chuyển thịt heo đến sạp.
Trang trại nuôi heo của bà Nguyễn Thị Kim Phượng ở xã Tân Mỹ Chánh (TP. Mỹ Tho) cũng mở sạp bán thịt heo và được người tiêu dùng ủng hộ.
Trang trại nuôi heo của bà Nguyễn Thị Kim Phượng ở xã Tân Mỹ Chánh (TP. Mỹ Tho) cũng mở sạp bán thịt heo và được người tiêu dùng ủng hộ.

SĨ NGUYÊN (thực hiện)

.
.
.