Thứ Tư, 04/04/2018, 11:28 (GMT+7)
.
Ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Ngoại vụ Tiền Giang:

Nhiều thách thức từ CPTPP

Tác động chính của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên phạm vi cả nước nói chung và đối với Tiền Giang nói riêng được dự báo sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trên nhiều lĩnh vực.

Túi xách, may mặc được xem có nhiều lợi thế của Tiền Giang.
Túi xách, may mặc được xem có nhiều lợi thế của Tiền Giang.

Nhận định về những tác động của CPTPP, đặc biệt là trên địa bàn Tiền Giang, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, đồng chí Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Ngoại vụ cho biết:

Là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao và toàn diện, CPTPP được giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá sẽ đem lại nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội và cả an ninh - quốc phòng.

Một trong những nội dung quan trọng của CPTPP là xóa bỏ từ 95% - 98% các dòng thuế ngay khi hiệp định chính thức có hiệu lực, các dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm theo lộ trình từ 5 - 7 năm.

Đây được xem là yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển và kim ngạch xuất khẩu (XK) của nhiều ngành hàng thế mạnh của Việt Nam.

Ở bình diện địa phương, Tiền Giang đương nhiên sẽ thụ hưởng các ngoại tác tích cực trên, đồng thời cũng phải đối diện với nhiều thách thức trong thời gian tới. Nhưng theo các chuyên gia, cơ hội vẫn là nhiều hơn và Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.

* Phóng viên (PV): Kinh tế sẽ là lĩnh vực được kỳ vọng nhiều từ CPTPP?

* Đồng chí Lưu Văn Phi: Trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, CPTPP mở ra cơ hội tiếp cận một số thị trường mới như: Canada, Mexico và Peru. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ có động lực đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến… và các ngành dịch vụ đang “hot” tại Việt Nam. Từ đó thiết lập sự liên kết trong chuỗi sản xuất hiệu quả hơn.

Luồng hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ đa dạng hơn do các doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhiều lựa chọn nguồn cung và giá thành nhập khẩu cũng sẽ giảm do các nước dỡ bỏ hoặc cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình cam kết trong hiệp định.

Đối với Tiền Giang, trong cơ cấu các mặt hàng XK của tỉnh, các ngành như: Chế biến lúa gạo, trái cây, cá tra, may mặc, giày dép, túi xách, ống đồng… sẽ được nhiều thuận lợi do nhu cầu không chỉ từ 7 nước mà Việt Nam đã tham gia FTA (Úc, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei và Chile), mà cả với 3 nước mới như nêu trên.

Mặt khác, Tiền Giang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên còn rất nhiều dư địa để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này do hàng hóa xuất nhập khẩu của ta không mang tính đối đầu, mà bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do áp lực cạnh tranh gia tăng.

Các DN vừa và nhỏ cũng bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn. Nếu muốn tồn tại trên thị trường, chính họ phải tự đổi mới toàn diện để tận dụng tốt các cơ hội và chống chịu với các đối thủ cạnh tranh mới, tầm cỡ hơn từ các nước thành viên.

Túi xách, may mặc được xem có nhiều lợi thế của Tiền Giang.
Túi xách, may mặc được xem có nhiều lợi thế của Tiền Giang.

Về mặt chính trị - xã hội, CPTPP cũng đem đến những “ngoại lực” thúc đẩy địa phương nâng cao “nội lực” một cách toàn diện để hội nhập và phát triển. Khác với các FTA khác, CPTPP không chỉ tác động đến lĩnh vực thương mại, mà còn tác động sâu, rộng đến chính sách, quy định pháp luật liên quan tới đầu tư, mua sắm công, các vấn đề về lao động…

Trước hết là sức ép đối với chính quyền địa phương về cải cách thể chế, sửa đổi các quy định pháp lý, cải cách hành chính công, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, bình đẳng và thuận lợi hơn cho DN. Đây là những nhiệm vụ khá nặng nề, cần phải có lộ trình thực hiện đồng bộ và khẩn trương.

Trong lĩnh vực lao động, ngoài yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động phổ thông có tay nghề phù hợp với chuẩn mực của các nước, cũng cần phải có chín

h sách, cơ chế phối hợp quản lý chặt chẽ nguồn lao động di cư từ các nước đến làm việc tại địa phương. Người lao động địa phương sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao hơn nếu có trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại sẽ có một lực lượng bị thất nghiệp khi không đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng lao động.

Trong lĩnh vực an sinh - xã hội, người dân sẽ có nhiều cơ hội cho quyết định tiêu dùng khi có được nhiều lựa chọn hơn các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn. Người tiêu dùng địa phương sẽ trở thành “những người tiêu dùng thông minh” hơn, qua đó giúp tạo thêm áp lực để các DN vừa và nhỏ tại địa phương phải liên tục cải tiến, sáng tạo để tồn tại được ngay trên sân nhà.

Mặt khác, nhiều sản phẩm địa phương có thể sẽ bị người tiêu dùng “quay lưng” nếu không chống chịu được sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm ngoại nhập. Cùng với việc mở cửa ngành Du lịch, người dân địa phương sẽ có thêm điều kiện để giao lưu văn hóa, làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị với người dân ở các nước thành viên CPTPP; đồng thời góp phần quảng bá, phát triển những giá trị văn hóa, truyền thống bản địa.

* PV: Lĩnh vực nào trên địa bàn tỉnh được dự báo chịu tác động lớn từ CPTPP?

Về mặt chính trị đối ngoại và quốc phòng - an ninh, CPTPP sẽ góp phần củng cố và phát triển ở tầm cao hơn quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nước thành viên khác của Hiệp định trên cơ sở niềm tin, cùng hợp tác, cùng phát triển và tôn trọng lẫn nhau.

Qua đó, tỉnh có thêm điều kiện để phát huy những tiềm năng, lợi thế của mình và tranh thủ những nguồn lực hợp tác, hỗ trợ từ bên ngoài.

Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi nguồn lực hiện tại của tỉnh còn rất hạn chế trong các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và đặc biệt là giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu… và cả học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.
 

* Đồng chí Lưu Văn Phi: Kinh tế được đánh giá sẽ là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất. Các cam kết về cắt giảm thuế quan trong CPTPP là rất mạnh, gần như 100% các sản phẩm hàng hóa sẽ được xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu ngay hoặc theo lộ trình. Điều này tạo thuận lợi cho sự gia tăng thương mại giữa địa phương với các quốc gia thành viên CPTPP.

Trong đó, cơ hội được đánh giá cao là tăng trưởng kim ngạch XK của địa phương; đặc biệt đối với các mặt hàng mà tỉnh có thế mạnh như đã nêu trên... sang các nước thành viên CPTPP.

Hầu hết các thị trường trong khối CPTPP đều có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu nên để được hưởng mức thuế ưu đãi, sản phẩm của DN địa phương phải đạt chất lượng cao và được cải tiến liên tục với giá thành cạnh tranh nhất. Với việc tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị thông qua hợp tác, liên kết với các DN trong khối CPTPP, các thương hiệu địa phương cũng có cơ hội nâng tầm và vươn xa. 

Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như lao động phổ thông cũng có điều kiện phát triển thông qua trao đổi và XK lao động…

Ngược lại, hàng hóa từ 10 nước thành viên còn lại của Hiệp định cũng sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam và lan tỏa đến địa phương.

Đó là cơ hội cho người tiêu dùng nhưng cũng sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các DN địa phương vì hầu hết các DN đều có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn rất thấp và khả năng quản trị rủi ro chưa cao.

Lĩnh vực chịu thách thức lớn như đã nêu là lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm vì nền nông nghiệp địa phương vẫn còn ở trình độ phát triển thấp so với các nước thành viên khác, ngành Chăn nuôi vẫn chủ yếu tập trung theo quy mô nhỏ lẻ tại các nông hộ.

Do đó, nhìn ở góc độ dung hòa giữa cơ hội và thách thức CPTPP sẽ tạo sức ép rất lớn giúp các DN địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trước những đối thủ được đánh giá “nặng ký hơn”.

Đối với việc thu hút đầu tư, tuy chưa thể dự báo trước ngành nào của địa phương sẽ thu hút mạnh làn sóng đầu tư từ các nước thành viên CPTPP, nhưng nhìn chung các ngành sản xuất công nghệ cao sẽ có điều kiện để phát triển.

Các cam kết về thực hiện đầu tư theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi cho DN sẽ tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, giúp nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương.

Ngược lại, chúng ta cũng kỳ vọng sẽ có DN địa phương có năng lực đủ mạnh để mở rộng đầu tư sang các nước trong khối CPTPP trong thời gian tới.

Riêng đối với ngành Thương mại và Dịch vụ dự báo áp lực cạnh tranh sẽ rất lớn, do hầu hết các quốc gia tham gia CPTPP đều có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam và họ đã có quá trình lâu dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là nguồn lực tài chính rất lớn.

Do vậy, khi mở cửa thị trường, các DN trong tỉnh sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với những anh khổng lồ…

* PV: Xin cảm ơn đồng chí!

PHƯƠNG ANH (thực hiện)
 

.
.
.