Thứ Tư, 09/10/2019, 15:06 (GMT+7)
.

Đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài làm việc tại Tiền Giang

(ABO) Sáng 9-10, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang Lê Văn Nghĩa cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với Đoàn đại diện xúc tiến đầu tư tại nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) do Tham tán, Trưởng Bộ phận Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản Nguyễn Xuân Tiến làm trưởng đoàn.
 
Tham tán, Trưởng Bộ phận Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản Nguyễn Xuân Tiến phát biểu ý kiến.
Tham tán, Trưởng Bộ phận Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản Nguyễn Xuân Tiến phát biểu ý kiến.
 
UBND tỉnh đã cung cấp danh mục 74 dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Các dự án mời gọi đầu tư trong các lĩnh vực: Công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc), nông nghiệp (chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy hải sản công nghệ cao, chăn nuôi gia súc), thương mại - dịch vụ (chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nguồn nhân lực), kết cấu hạ tầng (hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xử lý rác thải, nhà ở xã hội)... 
 
Đồng chí Nguyễn Đình Thông giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới
Đồng chí Nguyễn Đình Thông giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới.
 
Lũy kế, Tiền Giang thu hút được 120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 2.570 triệu USD; có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó Trung Quốc đang dẫn đầu. Tiền Giang đứng thứ 4 trong 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút đầu tư nước ngoài...
Bí thư thứ Nhất, phụ trách xúc tiến đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore Thái Thu Phương (giữa) phát biểu ý kiến.
Bí thư thứ Nhất, phụ trách xúc tiến đầu tư tại Singapore Thái Thu Phương (giữa) phát biểu ý kiến.
 
Tại buổi làm việc, Quyền Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Đình Thông giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới.
 
Theo đó, Tiền Giang định hướng phát triển kinh tế biển trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở khai thác không gian ven biển quốc tế, kết nối các đầu mối giao thông quốc gia đi qua địa bàn tỉnh; chất lượng nhân lực được nâng lên theo xu thế thị trường; thu hút các ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường.
VĂN THẢO
 
.
.
.