Thứ Hai, 22/08/2022, 14:23 (GMT+7)
.

Cơ giới hóa trong sản xuất trái cây

(ABO) Đó là chủ đề buổi hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang tổ chức vào sáng 22-8.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; cùng đại diện lãnh đạo ngành Nông nghiệp các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Bến Tre.

Các đại biểu làm việc tại Hội thảo.
Các đại biểu làm việc tại hội thảo.

Hiện nay, cơ giới hóa sản xuất trái cây trên cả nước gồm các khâu: Chuẩn bị đất trồng (đạt bình quân trên 90%), chăm sóc (đạt bình quân 70% - 80%), thu hoạch (có tính đặc thù, chủ yếu là thủ công thực hiện bằng kéo cắt dài), vận chuyển và chế biến, bảo quản (đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành).

Tại Tiền Giang, việc áp dụng cơ giới hóa trên cây ăn trái cụ thể như sau: Cơ giới hóa trong khâu làm đất chiếm 84,3%, bơm tát bằng động cơ chiếm 100%, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 100%, ứng dụng hệ thống tưới nước phun mưa vào sản xuất chiếm 59% diện tích.

Thực hiện Quyết định 68/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã triển khai đến các đối tượng để tiếp cận chính sách hỗ trợ này, đến năm 2020 đã có 481 khách hàng vay vốn với tổng số tiền vay 136,7 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ hơn 11,15 tỷ đồng. Khách hàng vay vốn để đầu tư chủ yếu máy gặt đập liên hợp, máy sấy nông sản, máy làm đất, san phẳng đồng ruộng...

Tại hội thảo các nhà khoa học, các đại biểu đã có nhiều tham luận xoay quanh việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất trái cây, như: Định hướng, cơ chế chính sách phát triển cơ giới hóa tại Việt Nam, ứng dụng cơ giới hóa để giảm tổn thất trong sản xuất và thu hoạch trái cây...

Đồng chí Lê Đức Thịnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Lê Đức Thịnh phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Đức Thịnh, Cục rưtởng Cục Kinh tế hợp tác cho rằng, để việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất được đồng bộ thì cần phải có thể chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận với máy móc cơ giới.

Đồng chí Phạm Văn Trọng phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Phạm Văn Trọng phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Văn Trọng gửi lời cảm ơn, tiếp thu và đánh giá cao những đóng góp của các nhà khoa học, các đại biểu trong hội thảo. Đồng chí cho rằng áp dụng cơ giới hóa là xu thế tất yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp, cần phải tiếp tục triển khai, thực hiện đồng bộ và sâu rộng trong thời gian tới. Cùng với đó, các cấp tiếp tục có giải pháp hỗ trợ nông dân tiếp cận với cơ giới hóa không chỉ về vốn, mà còn về kỹ thuật và các thông tin dự báo trong sản xuất, trồng trọt.

CAO THẮNG

.
.
Liên kết hữu ích
.