Thứ Năm, 03/12/2020, 09:54 (GMT+7)
.

Lướt sóng "ba đào"

Năm 2019, ngành Du lịch đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ trên 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng. Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp hạng 7/10 quốc gia tăng trưởng về du lịch cao nhất; năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong danh sách xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (63/140 nền kinh tế)…

Vì thế, năm 2019 được coi là một năm rất thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Để có được những thành quả ấn tượng đó, phải kể đến sự góp sức quan trọng của các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên khắp đất nước.

Lướt sóng “ba đào” - đưa du lịch lên ngôi

Trong thời Covid-19, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp thức thời phải hoạch định hàng loạt kịch bản linh hoạt, khôn ngoan để ứng phó. Thực hiện chương trình kích cầu du lịch một cách bền vững, đầy trách nhiệm từ “Người Việt đi du lịch Việt” cho đến giai đoạn 2 “Du lịch Việt Nam an toàn - hấp dẫn” An Giang Tourimex chọn hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư, làm mới các hạng mục hàm chứa trí tuệ, thẩm mỹ đầy tính nhân văn.

Xuất phát từ “mệnh lệnh trái tim”, NĐT luôn muốn tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đột phá về tư duy và quan niệm ngay trong tâm dịch hàng loạt các công trình “nổi” nhận được sự săn đón của đông đảo du khách: Cầu tre dài nhất Việt Nam, cặp đôi nhà trống mái, lâu đài với hàng trăm chú bồ câu đón khách ở bến tàu gỗ, cầu kiều Trà Sư…

Chuỗi các kịch bản ứng biến có tầm vực dậy ngành công nghiệp không khói như: Liên minh giữa các vùng, điểm du lịch tạo nên tour liên hoàn hấp dẫn, độc đáo; tour team building được tín hiệu tích cực từ khách đoàn; định hướng phát triển hậu Covid-19 “đi bằng cả hai chân” phát triển thị trường du lịch quốc tế và cả nội địa. Tương lai, An Giang Tourimex sẽ phát triển du lịch thông minh gắn với công nghệ “số hóa” tạo ra diện mạo mới cho ngành Du lịch.

Ông Lê Hoàng Ân (đứng hàng 1, vị trí thứ 2 từ phải sang) đại diện Cty Cổ phần Du lịch An Giang nhận bằng khen của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Ân (thứ 3 từ phải sang ở hàng đầu) đại diện Công ty Cổ phần Du lịch An Giang nhận Bằng khen của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Lễ vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu là hoạt động thường niên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại VITM nhằm tôn vinh, động viên, khích lệ các doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu trong ngành Du lịch có thành tích xuất sắc và đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ hành, dịch vụ du lịch và ẩm thực.

Đồng thời, sự kiện ý nghĩa này còn góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, từng bước xây dựng thương hiệu, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tại buổi lễ vinh danh, Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư - An Giang đã có thành tích xuất sắc trong phát triển hoạt động du lịch - “Khu du lịch sinh thái - Văn hóa tiêu biểu năm 2019” đứng thứ 3 trong Top Ten “Trung tâm du lịch Văn hóa - Lịch sử - Sinh thái tiêu biểu” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa công bố. Bên cạnh đó, ông Trần Minh Trí - TGĐ Công ty Cổ phần Du lịch An Giang đã có thành tích xuất sắc trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, đạt danh hiệu “Giám đốc Lữ hành tiêu biểu năm 2019”. Những danh hiệu trên là sự ghi nhận, biểu dương những “địa danh đẹp”, “gương mặt đẹp” đem lại những quả ngọt đầu mùa.

Rừng Tràm Trà Sư với sự đầu tư đầy tâm quyết được kỳ vọng là “át chủ bài” trên đấu trường du lịch và là niềm tự hào của người dân bản địa. Không chỉ lướt nhẹ tênh trên “cơn sóng ba đào” mà An Giang Tourimex không ngừng tạo dấu ấn thương hiệu, nỗ lực bền bỉ làm nên những giá trị “hữu hình” lẫn “vô hình” đưa du lịch lên ngôi.

"Đại tiệc" sắc xanh ở Trà Sư

Mùa nước nổi về là lúc Trà Sư khoác lên mình màu áo mới của "mẹ thiên nhiên" đã âm thầm đang dệt. Thật khó có thể dùng hết lời hoa mỹ để diễn tả hết vẻ đẹp nơi đây. Một vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng, thơ mộng phủ lên không gian bát ngát chỉ duy nhất một màu xanh đồng điệu của trời mây, non nước.

Du khách như muốn thời gian trôi chầm chậm để tận hưởng trọn vẹn từng cung bật cảm xúc tuyệt hảo khi tâm hồn được thư giãn, thanh lọc. "Đại tiệc" sắc xanh làm no nê tầm mắt, thanh âm của những nốt “trầm” tạo nên những khoảng lặng an nhiên đến lạ thường. Chị Nguyễn Mai Hân, một du khách đến từ Sài Gòn chia sẻ: “Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi mình đã chọn đi đến đây để có chuyến du lịch hòa mình với thiên nhiên, làm tinh thần mình rất thoải mái”.

Trà Sư - bức tranh đẹp rực rỡ làm xao xuyến lòng người.
Trà Sư - bức tranh đẹp rực rỡ làm xao xuyến lòng người.

Đến hẹn lại lên tầm tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, Đập tràn Trà Sư mở cửa như cuộc hò hẹn của những dòng sông, tất cả cánh đồng chìm trong biển nước mênh mông. Trà Sư vừa ra mắt “siêu phẩm tàu máy” nhằm phục vụ cho chuyến đi tìm về lịch sử tham quan kênh Vĩnh Tế - Đập tràn Trà Sư mở ra một không gian trải nghiệm hấp dẫn, tô điểm thanh xuân cho giới trẻ ngày nay.

Những giá trị cội nguồn văn hóa bản xứ, nét đặc trưng miền sông nước sẽ được phô bày chân thực nhất khi những người nông dân hào sảng nghĩa tình khoác áo thành ngư dân bắt đầu cuộc mưu sinh. Đây được xem là mùa vạn vật quần tụ, ríu rít chào nhau và cùng hát khúc hoan ca rực rỡ. Cánh rừng tràm bạt ngàn cắm rễ sâu xuống đất là biểu tượng đáng tự hào đại diện cho phẩm chất cần lao đáng quý của con người ở đây bao năm kiên trì bám đất sinh tồn.

Cánh đồng phía trong đập Trà Sư với những chiếc vó, dớn dọc theo chuyến dã ngoại trên Kênh Vĩnh Tế - Đập tràn Trà Sư.
Cánh đồng phía trong đập Trà Sư với những chiếc vó, dớn dọc theo chuyến dã ngoại trên kênh Vĩnh Tế - Đập tràn Trà Sư.

Dải đất hình chữ S ông cha ta sống bao đời và gìn giữ, tới nay các địa danh lần lượt được vinh danh trên toàn thế giới bởi cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú. Non non nước nước xanh biếc một màu chính là yếu tố chính hút hồn bao du khách khi đến thăm Trà Sư. Chính màu xanh đẹp mắt của cảnh quan nơi này đã dấy lên trong lòng du khách một tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

DIỆU ANH

.
.
.