Thứ Năm, 23/05/2013, 07:40 (GMT+7)
.

Mỹ Phong - diện mạo mới của xã vùng ven

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, xã Mỹ Phong có 343 liệt sĩ, 66 thương binh, 1.115 gia đình có công với cách mạng, 17 Mẹ Việt Nam anh hùng… Năm 2005, Mỹ Phong được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là niềm tự hào và động viên người dân Mỹ Phong tích cực xây dựng, hoàn thiện xã văn hóa nông thôn mới.

Công nhân  đang  sản xuất  hủ tiếu.
Công nhân đang sản xuất hủ tiếu.

Trước đây Mỹ Phong là xã thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, gia súc). Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, diện mạo của xã đô thị hóa ngày càng nhanh và cơ cấu lao động, ngành nghề không chỉ giới hạn trong phạm vi nông nghiệp, nông thôn.

Trên địa bàn xã hiện có 1 trường trung học cơ sở, 3 trường tiểu học, 1 trường mầm non. Năm 2011, Mỹ Phong được công nhận Xã Văn hóa, đây là yếu tố cơ bản về xây dựng và duy trì, phát triển môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.

Chùa Vĩnh Tràng - một ngôi cổ tự có mặt từ lâu đời trên đất Mỹ Phong được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia, Đình Mỹ Phong cũng được xếp hạng, công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh… là các di sản văn hóa luôn được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống văn hóa - tinh thần của người dân Mỹ Phong.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng uỷ, chính quyền và Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã đã đề ra nhiều nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch… với nhiều nhiệm vụ, giải pháp khả thi.

Ngoài những nghị quyết, chương trình hành động mang tính chuyên đề, trong từng nhiệm kỳ, từng năm, Đảng uỷ, UBND  cũng có các nghị quyết, kế hoạch đề cập nhiệm vụ công tác tư tưởng, văn hóa. Đây cũng là cơ sở để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ có tính chiến lược “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Mỹ Phong trước dây nổi tiếng với gạo ngon Gò Cát, có lẽ vì vậy mà nhiều loại bánh, sợi được làm từ gạo nếp như: Bánh ít, bánh tét, bánh dừa, bánh chưng, sợi hủ tiếu, bún… có mặt trên vùng đất nầy từ lâu, trở thành làng nghề và duy trì đến hôm nay. Đây còn là nét văn hóa ẩm thực của người dân Mỹ Phong cần được bảo tồn và phát triển.

Từ kết quả qua 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Đảng bộ và chính quyền xã Mỹ Phong đúc kết những kinh nghiệm tốt và nhận biết những hạn chế... đó là cơ sở quan trọng để xã hướng tới xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm là xã vùng ven

NGUYỄN NGỌC

.
.
.