.

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Cập nhật: 11:16, 26/01/2021 (GMT+7)

(ABO) Sáng 26-1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia thủ đô Hà Nội.

aaa
Quang cảnh trong Hội trường phiên khai mạc
a
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thực hiện nghi thức chào cờ . Ảnh: DS

Đến dự Đại hội có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại sứ, đại diện các nước và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế trong đoàn ngoại giao tại Hà Nội, đại diện các mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo. Đoàn chủ tịch của Đại hội gồm 17 đồng chí,

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn khai mạc khẳng định phương châm Đại hội XIII thể hiện ý chí kiên cường, bản lĩnh và quyết tâm đi tới của cả dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,  công bằng, dân chủ văn minh. Với định hướng đúng, khát vọng phát triển mạnh mẽ, và quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ đưa đất nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc cùng sánh vai cùng cường quốc 5 châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá Đại hội XIII là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và khẳng định chủ đề của Đại hội là Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

aaa
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII. Ảnh :DS

Trên tinh thần đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh về công tác chuẩn bị văn kiện Đại hội, theo đó Dự thảo văn kiện đã được chuẩn bị rất công phu, trí tuệ, bài bản, đổi mới nhiều về nội dung và phương pháp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; là sản phẩm của tập thể, thể hiện ý Đảng và lòng dân trong việc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII được chỉnh lý 30 lần, Dự thảo văn kiện nhất quán quan điểm " lấy dân làm gốc", mọi chính sách phát triển đều vì nhân dân; công bố công khai toàn văn Dự thảo văn kiện để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, có hàng triệu lượt ý kiến đã gởi về đóng góp, các ý kiến đóng góp đã tổng hợp được 1.410 trang, báo cáo tổng hợp chung gần 200 trang.

Về tổng kết nhiệm kỳ XII, và nhìn lại quá trình 35 năm đổi mới. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá 5 năm qua, nắm bắt thời cơ, thuận lợi; vượt qua thách thức, khó khăn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên.

Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, chúng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu: Đó là phải xây dựng chỉnh đốn Đảng quyết liệt, toàn diện, đồng bộ và thường xuyên, kiểm soát quyền lực, và đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Hai là quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, thật sự tin dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Ba là trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phài có quyết tâm cao, hành động quyết liệt với tinh thần năng động sáng tạo, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực xã hội. Bốn là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển bảo đảm hài hòa giữa kiên định và đổi mới giữa kế thừa và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; giữa tuân theo qui luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm là chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động bất ngờ.

aaa
Các đồng chí Đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang trao đổi trong giờ giải lao phiên khai mạc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đánh giá, nhận định về tình Việt Nam và thế giới những năm tiếp theo và khẳng  định quan điểm lãnh đạo của Đảng là:

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong giai đoạn tới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn các quan điểm cơ bản sau:

 Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

 Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất.

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở đó báo cáo chính trị đề ra mục tiêu tổng quát là:  Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau giờ giải lao, Đại hội đã thông qua thư, điện chúc mừng của bạn bè các nước với Đại hội XIII, có 215 điện mừng của các tổ chức đến từ 79 nước; thể hiện sự trân trọng của các Đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế với Đảng ta.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư trình bày Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Chiều 26-1, các đại biểu dự Đại hội làm việc theo Đoàn.

DUY SƠN
 

.
.
.