.
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5-6-1911 - 5-6-2021)

Giá trị lịch sử của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Cập nhật: 09:45, 31/05/2021 (GMT+7)

110 năm trước, ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng, TP. Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời quê hương trên con tàu Amiral Latouche Tréville lên đường sang nước Pháp để học hỏi những điều mới lạ mà Người cho là “tinh hoa và tiến bộ”, nhằm thực hiện công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

HÀNH TRÌNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Tháng 5-1909, Nguyễn Tất Thành từ Huế theo cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Tháng 9-1909, Người được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp tại Trường Tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng. Từ tháng 9-1910 đến trước tháng 2-1911, Người dạy học ở Trường Dục Thanh, tỉnh Phan Thiết (nay là tỉnh Bình Thuận); sau đó đi vào Sài Gòn.

Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp) tháng 12-1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp) tháng 12-1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Ngày 2-6-1911, Người xin việc ở tàu Amiral Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất, thường gọi là hãng Nǎm Sao, chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille (Pháp). Lúc tàu cập cảng Sài Gòn, Người xuống tàu và gặp thuyền trưởng Louis Édouard Maisen (Lu-i E-du-a Mai-sen). Ông Maisen hỏi Người có thể làm được việc gì? Người trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó thuyền trưởng nhận Người vào làm phụ bếp.

Ngày 3-6-1911, Người làm việc ở tàu Amiral Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba, lương 50 francs tháng, chỉ bằng 1/3 so với người Pháp lao động bình thường trên tàu.

Ngày 5-6-1911, từ Bến Nhà Rồng, Người trong công việc là người phụ bếp lên đường sang Pháp để tìm “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” (1). Với sự nhạy cảm đặc biệt, Người  không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á, mà sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu - nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào, rồi trở về cứu giúp đồng bào. Người ra đi, hành trang mang theo chỉ có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

QUÁ TRÌNH TIẾP THU HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN

Ở nước ngoài, Người làm nhiều nghề, tham gia nhiều cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Ngày 18-6-1919, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Versailles (Vác-xây) bản yêu sách, đòi Chính phủ các nước họp Hội nghị thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

110 năm đã trôi qua, nh­ưng sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đư­ờng cứu nư­ớc, cứu dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại, là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, trong hành trình hội nhập cùng nhân loại đi đến t­ương lai xán lạn, chúng ta càng tin tư­ởng và kiên trì phấn đấu trên con đ­ường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chỉ ra, quyết tâm đ­ưa ngọn cờ của Ngư­ời đến đích thắng lợi, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Năm 1920, tại Đại hội Tours (Tua), Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp. Năm 1922, Người xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) ở Pháp.

Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định làm Ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á; xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”...

Sau gần 10 năm (1911 - 1920) tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (2).

Tìm được con đ­ường cứu n­ước đúng đắn và phù hợp với xu thế của thời đại là công lao vĩ đại đầu tiên, là cống hiến lý luận sáng tạo hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là di sản có giá trị vĩnh hằng đối với cách mạng Việt Nam.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA VIỆC NGUYỄN TẤT THÀNH TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐÚNG ĐẮN

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là sự kiện có giá trị lịch sử đối với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Trước hết, Người thể hiện tính nhạy bén về thực tiễn tình hình với sự lựa chọn hành trình xuất phát từ TP. Sài Gòn. Đây là bước ngoặt lớn, việc Nguyễn Tất Thành chọn Sài Gòn bởi vì đây là cửa ngõ của xứ Nam kỳ, có nhiều công ty tàu biển lớn đi tuyến đường Pháp - Đông Dương thuận lợi cho việc sang Pháp.

Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi Người dừng chân trong thời gian ngắn, nhưng lại có vai trò quyết định đến sự lựa chọn con đường cứu nước do Người được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin làm cho chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam phát triển. Ở độ tuổi 22 (tính theo tuổi ta) - người thanh niên xứ Nghệ đã chọn Sài Gòn làm điểm xuất phát để đi ra nước ngoài, đó là sự sáng suốt kinh ngạc.

Thứ hai, cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành đã tạo nên bước ngoặt lớn trong cách mạng Việt Nam, làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đó là con đường cách mạng đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của lịch sử nước ta, đưa cách mạng nước ta đến thành công, xây dựng nên chính thể cộng hòa dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ phải chịu thân phận của người nô lệ, nhân dân ta trở thành chủ nhân của một nước độc lập, dân tộc ta được bình đẳng với các dân tộc trên thế giới, đất nước ta tự hào bước đến đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Thứ ba, lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đem lại những thành tựu vĩ đại cho đất nước ta như: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 giải phóng miền Bắc; Chiến thắng mùa Xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa với sự nghiệp đổi mới 35 năm qua đã đem lại thành tựu trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Năm 2020, do đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta ước đạt trên 2%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,9%/năm, thu nhập bình quân của người Việt 2.800 USD, tuổi thọ bình quân đạt 74 tuổi. Việt Nam tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế, trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Thứ tư, đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ thanh niên, sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mãi là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân, hy sinh vì đất nước, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Đó là bài học về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với quê hương, đất nước; tinh thần học tập, sáng tạo, độc lập, tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân mà Bác Hồ kính yêu là tấm gương tiêu biểu nhất.

LÊ VĂN TÝ

(1) Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tập 1, tr.112.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9, tr: 314.

.
.
.