Thứ Tư, 24/10/2018, 20:26 (GMT+7)
.

Văn hóa bia rượu và trách nhiệm với cộng đồng

Vụ tai nan giao thông nghiệm trọng ở ngã tư Hàng Xanh - quận Bình Thạnh -TP Hồ Chí Minh, nguyên nhân do nữ tài xế say rượu, đã gây bức xúc trong dư luận và gióng thêm hồi chuông báo động về những tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu bia. Chuyện không mới, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo, do ý thức của người điều khiển xe hay do việc xử phạt chưa nghiêm?

a
Hiện trường vụ TNGT ở ngã tư Hàng Xanh. Ảnh: zing.vn

Ai cũng rõ TNGT đang là vấn nạn nhức nhối trong chúng ta, theo Ủy ban An toàn Giao thông (ATGT) Quốc gia bình quân mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.670 người chết vì TNGT;  đây chỉ mới là số liệu được cảnh sát giao thông ghi nhận tại hiện trường, trong đó 40% vụ TNGT có liên quan đến bia rượu; một con số mất mát hơn cả trong thời chiến.

Thời gian qua, Đảng, nhà nước và các đoàn thể đã có nhiều chủ trương, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để kềm chế TNGT, hạn chế về thiệt hại, nhưng hiệu quả vẫn chưa bền vững. Nhiều cuộc tuyên truyền được triển khai, nhiều khẩu hiệu như “Tính mạng con người là trên hết ”, “Hãy lái xe bằng cả trái tim”, “Đã uống rượu bia thì không lái xe” đã được cập nhật liên tục;  ai cũng đã thấy, đã nghe, đã thuộc nhưng chấp hành thì không.

Nhiều giải pháp để hạn chế TNGT liên quan đến bia rượu đã được tính tới và đã triển khai như: tăng thuế, kiểm soát quảng cáo bia rượu, tăng cường xử phạt người có rượu, bia lái xe...nhưng vẫn còn đó những TNGT nghiêm trọng liên quan đến bia rượu.

Ý thức chấp hành luật lệ giao thông là nguyên nhân được nhắc tới đầu tiên trong những cuộc họp bàn giải pháp kéo giảm TNGT, và rõ ràng là như thế; khi con người là chủ thể của mọi hoạt động, và cũng chính con người là nguyên nhân của mọi vấn đề.

Làm thế nào để nâng tầm ý thức, trách nhiệm của người tham gia giao thông khi mà uống rượu bia đã là thói quen, tập quán không chỉ ở nước ta mà với nhiều quốc gia trên thế giới? Một cuộc tuyên truyền, vận động sâu rộng về tác hại của bia rượu với TNGT, cùng việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử phạt nghiêm hơn nữa của lực lượng chức năng là hai giải pháp quan trọng cần tiếp tục triển khai đồng bộ và quyết liệt.

Đầu năm 2018, Chương trình “Uống có trách nhiệm và ATGT” giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Hiệp hội các doanh nghiệp rượu châu Á - Thái Bình Dương (APIWSA) đã được ký kết, trong đó sẽ tập trung vào các hoạt động chính như đào tạo nâng cao hiệu quả công tác thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến nồng độ cồn và nâng cao nhận thức “Đã uống rượu, bia - không lái xe” đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ…

Hy vọng với chương trình này sẽ có thêm một kênh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, rằng sẽ “Uống có trách nhiệm hơn”“Người tốt đã uống thì không lái xe” như thông điệp của ông Cyril Sayag, Phó Chủ tịch đối ngoại của ASPIWSA đưa ra.

Ông cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải tăng cường phối hợp hơn nữa giữa các doanh nghiệp với các tổ chức xã hội để nâng cao văn hóa uống (rượu, bia) và uống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

LÊ LONG HỒ
 

.
.
Giá Hibiki Harmony nhập khẩuCác chai sâm banh ngon nhấtMua vang ý nhập khẩu giá tốt Vang hồng Địa chỉ bán sâmpanh ngon
.