Công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể. Đây là Chương trình nằm trong Chương trình GDPT mới theo nội dung đổi mới giáo dục căn bản toàn diện đã đề ra trong NQ 29-NQ/TW.
12 năm, 8 lĩnh vực
Theo Dự thảo, Chương trình GDPT có 8 lĩnh vực giáo dục: Ngôn ngữ và văn học; Toán học; Đạo đức - Công dân; Thể chất; Nghệ thuật; Khoa học Xã hội; Khoa học Tự nhiên; Công nghệ - Tin học.
Chương trình GDPT sẽ kéo dài 12 năm, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).
Dự thảo Chương trình đưa ra chuẩn đầu ra, gồm những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh. Về phẩm chất, Chương trình GDPT nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Từng cấp học, lớp học đều có những yêu cầu riêng, cao hơn và bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó về từng thành tố của các phẩm chất, năng lực.
Tiếp tục đưa ra xin ý kiến
Chương trình GDPT tổng thể đã được soạn thảo, trao đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần trong vòng 3 năm qua, với sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu giáo dục, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông đến từ nhiều cơ sở, tổ chức trong nước và quốc tế.
Bộ GD&ĐT khẳng định, để xây dựng Dự thảo này, Ban soạn thảo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) hiện hành để xác định rõ những ưu điểm cần kế thừa, phát huy và các hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Nghiên cứu bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa trong nước và quốc tế nhằm nhận thức rõ những đặc điểm và yêu cầu cần chú ý trong việc xây dựng CT, biên soạn SGK mới.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm rút ra được xu thế chung về xây dựng CT, SGK, nhất là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển và có quan hệ, ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam.
Tham khảo và học tập CT và SGK của nhiều nước tiêu biểu cho các khu vực khác nhau (Đông Nam Á, châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Úc).
Bộ cũng đã cử các đoàn cán bộ sang một số nước học tập và thông qua các tổ chức quốc tế mời các chuyên gia giáo dục các nước (Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, ...) sang Việt Nam tập huấn về xây dựng CT, biên soạn SGK.
Đồng thời, tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế về kinh nghiệm xây dựng CT GDPT, định hướng vận dụng vào Việt Nam với sự tham gia đông đảo của đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Song song với đó, Bộ cũng triển khai thực nghiệm một số định hướng đổi mới với điều kiện thực tế giáo dục Việt Nam, trong đó có những vùng sâu, vùng xa, vùng rất khó khăn.
Trong quá trình soạn thảo Chương trình GDPT tổng thể, Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo về Chương trình tổng thể, lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau: Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam, các giáo sư, giảng viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; cán bộ quản lý giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên, hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên và một số giáo viên tiêu biểu trong cả nước...
Tuân thủ quy trình xây dựng, Bộ GD&ĐT công bố Chương trình GDPT tổng thể đã dự thảo nhằm xin ý kiến rộng rãi phụ huynh, học sinh, chuyên gia, thầy cô giáo và những người làm quản lý để tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo.
Chương trình GDPT sẽ kéo dài 12 năm, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).
Dự thảo Chương trình đưa ra chuẩn đầu ra, gồm những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh. Về phẩm chất, Chương trình GDPT nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Từng cấp học, lớp học đều có những yêu cầu riêng, cao hơn và bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó về từng thành tố của các phẩm chất, năng lực.
Tiếp tục đưa ra xin ý kiến
Chương trình GDPT tổng thể đã được soạn thảo, trao đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần trong vòng 3 năm qua, với sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu giáo dục, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông đến từ nhiều cơ sở, tổ chức trong nước và quốc tế.
Bộ GD&ĐT khẳng định, để xây dựng Dự thảo này, Ban soạn thảo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) hiện hành để xác định rõ những ưu điểm cần kế thừa, phát huy và các hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Nghiên cứu bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa trong nước và quốc tế nhằm nhận thức rõ những đặc điểm và yêu cầu cần chú ý trong việc xây dựng CT, biên soạn SGK mới.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm rút ra được xu thế chung về xây dựng CT, SGK, nhất là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển và có quan hệ, ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam.
Tham khảo và học tập CT và SGK của nhiều nước tiêu biểu cho các khu vực khác nhau (Đông Nam Á, châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Úc).
Bộ cũng đã cử các đoàn cán bộ sang một số nước học tập và thông qua các tổ chức quốc tế mời các chuyên gia giáo dục các nước (Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, ...) sang Việt Nam tập huấn về xây dựng CT, biên soạn SGK.
Đồng thời, tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế về kinh nghiệm xây dựng CT GDPT, định hướng vận dụng vào Việt Nam với sự tham gia đông đảo của đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Song song với đó, Bộ cũng triển khai thực nghiệm một số định hướng đổi mới với điều kiện thực tế giáo dục Việt Nam, trong đó có những vùng sâu, vùng xa, vùng rất khó khăn.
Trong quá trình soạn thảo Chương trình GDPT tổng thể, Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo về Chương trình tổng thể, lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau: Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam, các giáo sư, giảng viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; cán bộ quản lý giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên, hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên và một số giáo viên tiêu biểu trong cả nước...
Tuân thủ quy trình xây dựng, Bộ GD&ĐT công bố Chương trình GDPT tổng thể đã dự thảo nhằm xin ý kiến rộng rãi phụ huynh, học sinh, chuyên gia, thầy cô giáo và những người làm quản lý để tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo.
(Theo chinhphu.vn)
.