Thứ Tư, 24/05/2023, 15:07 (GMT+7)
.

Tiền Giang: Tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu về Chuyển đổi số" năm 2023

Ngày 24-5, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch 165 Tổ chức Cuộc thi “ “Tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang” năm 2023 (gọi tắt là Cuộc thi).

Theo đó, mục đích của Cuộc thi nhằm: Tuyên truyền đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh hiểu về ý nghĩa tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, những tác động của chuyển đổi số đến kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Giúp các tổ chức, cá nhân hiểu những ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng chuyển đổi số, những giá trị thiết thực của việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống thực tế (sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng TienGiangS,… từ đó giúp hạn chế việc đi lại, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện và góp phần cùng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu của Cuộc thi: Tạo sự thu hút, lan tỏa, huy động được sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nội dung thi thiết thực, nhằm tạo phong trào sôi nổi trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về chính quyền điện tử, chính quyền số, dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số.

Đối tượng tham gia: Người tham gia thi là công dân Việt Nam từ đủ 12 tuổi trở lên hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Thí sinh). Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Giúp việc và những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi không được tham gia thi.

Nội dung thi: Các câu hỏi về tìm hiểu những nội dung, thông tin về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề có liên quan đến hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số và hoạt động xã hội số.

Hình thức thi: Các Thí sinh trả lời trực tiếp trên phần mềm tại địa chỉ thitructuyen.tiengiang.gov.vn với hình thức trắc nghiệm trực tuyến trong khoảng thời gian nhất định. Kết quả thi được phần mềm chấm điểm tự động và được hiển thị ngay sau khi Thí sinh hoàn thành phần thi gồm: số câu trả lời đúng và thời gian hoàn thành phần thi.

Cuộc thi được tổ chức qua 2 vòng thi:

Vòng loại: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp (cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) tổ chức thi trong nội bộ cơ quan, đơn vị và địa phương mình. Qua kết quả vòng loại, Ban Tổ chức sẽ tiến hành chọn 150 thí sinh có kết quả cao nhất để vào vòng chung kết.

Vòng chung kết: 150 thí sinh có kết quả cao nhất từ vòng loại sẽ được tham gia thi vòng chung kết. Các thí sinh tham gia thi chung kết với hình thức tập trung.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải cá nhân:

Cá nhân có số điểm cao nhất với thời gian thi ngắn nhất:

- 1 giải Nhất: 6.000.000 đồng.

- 2 giải Nhì: 4.000.000 đồng/mỗi giải.

- 3 giải Ba: 2.000.000 đồng/mỗi giải.

- 12 giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/mỗi giải. Trong đó, có 01 giải Khuyến khích cho thí sinh nhỏ tuổi nhất và 01 giải Khuyến khích cho thí sinh lớn tuổi nhất.

b) Giải tập thể:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiều thí sinh dự thi và đạt nhiều giải thưởng nhất:

- 1 giải Nhất: 10.000.000 đồng.

- 1 giải Nhì: 7.000.000 đồng.

- 2 giải Ba: 5.000.000 đồng/mỗi giải.

- 6 giải Khuyến khích: 3.000.000 đồng/mỗi giải.

Hình thức khen thưởng:

Tặng Giấy khen của Ban Tổ chức cuộc thi kèm tiền thưởng với nội dung sau:

Các giải: Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích của các cá nhân và tập thể.

10 cơ quan, đơn vị, địa phương phát động và tổ chức tốt nhất cuộc thi. Kết quả xét chọn thông qua thực tế và báo cáo kết quả tổ chức cuộc thi vòng loại của các đơn vị.

Thời gian thực hiện: Quý II và III năm 2023, cụ thể:

- Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc thi.

- Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi và các bộ phận giúp việc.

- Xây dựng đề thi, phần mềm thi trực tuyến.

- Tuyên truyền, phát động cuộc thi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và người dân trên địa bàn tỉnh tham gia cuộc thi.

- Tổ chức thi vòng loại.

- Tổ chức vòng thi chung kết và phát thưởng.

M.T

 

.
.
.