Thứ Năm, 25/07/2024, 08:32 (GMT+7)
.

Tiền Giang: Tạo chuyển biến trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phố thông

(ABO) Việc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch 235 ngày 21-6-2024 về triển khai thực hiện Nghị quyết 32 ngày 20-3-2024  của Chính phủ về nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn tỉnh nhằm thống nhất chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 32, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết 686 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các kiến nghị tại Báo cáo số 584 ngày 11-8-2023 của Đoàn giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT. Xác định cụ thể các nội dung công việc, sản phẩm hoàn thành, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, lộ trình và tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ.

Giáo viên Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho xem, đánh giá sách giáo khoa chương trình mới20:17/-strong1/-strong/-strong/-heart:>:o:-((:-h
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho, xem xét, đánh giá sách giáo khoa chương trình mới.

Kế hoạch 235 đã đề ra nội dung và giải pháp thực hiện, trong đó hoàn thiện thể chế, chính sách với việc nghiên cứu đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách Nhà nước đối với cơ sở GDPT theo hướng chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở GDPT công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ.

Nghiên cứu, đề xuất Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và tổ chức thực hiện thang bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề (nếu có) đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy, tỉnh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có đội ngũ giáo viên phố thông, mầm non) theo nhiệm vụ được phân công tại điềm 6, khoản 4, Mục II, Nghị quyết 107 ngày 16-8-2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27 ngày 21-8-2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu, đề xuất Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học ở các cấp học phổ thông.

Nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn về định mức chỉ trả kinh phí lựa chọn SGK; đơn giá thiết bị dạy học tối thiểu; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Bố trí kinh phí hợp đồng giáo viên theo Nghị định 111 ngày 30-12-2022 của Chính phủ; định mức kinh tế - kỹ thuật, giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục phố thông; in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương các cấp học.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình GDPT với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình, đảm bảo tiến độ, chất lượng, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến, tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục hạn chế, phát huy sự chủ động của các cơ sở giáo dục, các nhà giáo trong việc triển khai Chương trình GDPT 2018. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, SGK GDPT các cấp học, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông khi kết thúc năm học 2024 - 2025; tổ chức tổng kết việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực GD-ĐT.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán trong công tác bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sư phạm; đào tạo đủ nguồn giáo viên dạy các bậc học mầm non, phổ thông và các môn học mới theo Chương trình GDPT 2018.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai Chương trình GDPT 2018, mua sắm thiết bị dạy học, việc lựa chọn SGK và công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tổ chức thực hiện Quyết định 1762 ngày 31-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với lĩnh vực GD-ĐT.

Tổ chức rà soát việc thực hiện quy định phân cấp trong quản lý Nhà nước về GD-ĐT nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đối, bổ sung các quy định liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình GDPT 2018. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình.

Tuyên truyền, quán triệt chủ trương đổi mới chương trình, SGK GDPT; trong đó, tập trung vào một số nội dung, đối tượng, địa bàn trọng điểm để tạo sự đồng thuận của cộng đồng xã hội và quyết tâm mạnh mẽ trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai các chương trình giáo. dục hướng nghiệp và chương trình giáo dục nghề phổ thông phù hợp với nhu cầu chung của Quốc gia và nhu cầu riêng của địa phương.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm đổi mới chương trình, SGK GDPT với việc hằng năm, tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế giáo viên được bổ sung theo Quyết định 72 ngày 18-7-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2026; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền. sửa đổi, bổ sung Nghị định 111 ngày 30-12-2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại địa phương; thực hiện linh hoạt, bô trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo quy định. Tiếp tục tuyển dụng, bảo đảm đủ số biên chế được giao tại Quyết định 72 ngày 18-7-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2026.

Tập trung đầu tư kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường lớp học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực đông dân cư; bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tiếp tục ưu tiên ngân sách địa phương cho GD-ĐT. Bồ trí đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn vôn từ ngân sách Nhà nước, nhất là các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt.

Bảo đảm ngân sách cho GD-ĐT theo quy định, ưu tiên bố trí ngân sách chỉ thường xuyên cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nghiên cứu đề xuất hình thức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương nhằm bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo.

Bố trí ngân sách thực hiện công tác lựa chọn SGK. Ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện Nghị định 111 ngày 30-12-2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng phương án và triển khai thực hiện công tác hỗ trợ SGK cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách.

Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp triển khai, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT trước ngày 10-9 hằng năm. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đổi mới Chương trình GDPT…

Giao các sở, ngành tỉnh có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao gửi Sở GD-ĐT trước ngày 30-8 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT.

Giao UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, bảo đảm đông bộ, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp. Tăng cường các điều kiện đảm bảo việc triên khai đổi mới chương trình, SGK GDPT đối với các nội dung: Tuyển dụng giáo viên, giải quyết tình trạng thừa/thiếu giáo viên, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm về số lượng, cơ cấu; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp; hỗ trợ SGK cho học sinh có điều kiện khó khăn; xã hội hóa, huy động nguôn lực đầu tư cho giáo dục… Trước ngày 30-8 hằng năm, báo cáo Sở GD-ĐT về kết quả thực hiện để tổng hợp báo cáo Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở GD-ĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

HỮU NGHỊ

 

 

 

 

 

 

 


 

 

.
.
.