Chủ Nhật, 15/11/2020, 22:04 (GMT+7)
.

Núi lửa phun trào lâu nhất thế giới

Một quần thể núi lửa ở Ấn Độ Dương hoạt động liên tục, phun trào trong suốt 30 triệu năm - được cung cấp năng lượng bởi một “băng chuyền” magma chuyển động liên tục.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu quốc tế do các nhà địa chất từ Đại học Curtin (Australia) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng một quần thể núi lửa ở Ấn Độ Dương hoạt động liên tục, phun trào trong suốt 30 triệu năm - được cung cấp năng lượng bởi một “băng chuyền” magma chuyển động liên tục.

Các nhà khoa học tin rằng “băng chuyền này, được tạo ra bởi sự dịch chuyển của đáy biển, liên tục tạo ra không gian cho đá nóng chảy trong hàng triệu năm, bắt đầu từ khoảng 120 triệu năm trước. Các núi lửa được nghiên cứu nằm ở Cao nguyên Kerguelen, ở Ấn Độ Dương, cách Fremantle, Tây Úc khoảng 3.000km về phía Tây Nam.

Cao nguyên Kerguelen có kích thước khổng lồ, gần bằng kích thước của Tây Úc, được bao phủ bởi dung nham, dày vài km, phun trào với tốc độ khoảng 20cm mỗi năm. Trong 30 triệu năm phun trào, con số đó tương đương với 5,5 nghìn tỷ hồ bơi chứa đầy dung nham, khiến Cao nguyên Kerguelen là nơi có các siêu núi lửa phun trào liên tục lâu nhất trên Trái Đất. Tỷ lệ phun trào sau đó đã giảm đáng kể vào khoảng 90 triệu năm trước, vì những lý do vẫn chưa được hiểu rõ. Kể từ đó, có một đợt phun trào dung nham chậm nhưng ổn định vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

(Theo khoahocdoisong.vn)

.
.
.