Nghiên cứu mới mở đường cho những phương pháp điều trị chống xơ vữa động mạch không dùng thuốc
Một phát hiện mới trong nghiên cứu chung của các nhà khoa học châu Âu mở đường cho những phương pháp điều trị sáng tạo, chống lại chứng xơ vữa động mạch.
Kết quả của nghiên cứu mới cho thấy sự tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa các mảng xơ vữa động mạch và hệ thần kinh trung ương. “Mạch” liên kết chưa từng biết đến trước đây liên quan đến ba mô hoạt động của 3 hệ thống, hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch.
Liên kết chéo này có chức năng can thiệp vào hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự tiến triển của xơ vữa động mạch, được chứng minh trong các mô hình thực nghiệm. Đây sẽ là mục tiêu cho những liệu pháp trị liệu sáng tạo.
Các mảng xơ vữa động mạch bao gồm sự tích tụ cholesterol, mô sợi và tế bào miễn dịch đại diện cho dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch. Những hậu quả của xơ vữa động mạch như đau tim, đột quỵ, tắc động mạch ngoại vi là nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới, chỉ riêng châu Âu là 3,9 triệu ca tử vong mỗi năm.
Mảng bám xơ vữa động mạch hình thành trong động mạch gây tắc nghẽn mạch máu. Ảnh ScitechDaily |
Được công bố vào ngày 27-4-2022, trên tạp chí Nature. Công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình thực nghiệm về bệnh và mô người với sự hợp tác giữa Viện IRCCS Neuromed ở Pozzilli, Ý, Đại học Ludwig-Maximilians ở học Munich, Đức, những phát hiện then chốt của GS Andreas Habenicht và TS Sarajo K. Mohanta cùng các tổ chức khoa học khác trong khuôn khổ Dự án “PLAQUEFIGHT” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 27/4.
GS Daniela Carnevale thuộc Khoa Thần kinh tim và Y học Dịch chuyển của Viện IRCCS Neuromed và Đại học Sapienza Rome, tác giả chính của báo cáo khoa học giải thích, khi có mảng xơ vữa động mạch, tập hợp các tế bào miễn dịch cũng hình thành trong mô liên kết bên ngoài của mạch máu được gọi mô sinh học.
Những những tập hợp này điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của con người. Mô liên kết xung quanh động mạch rất nhiều sợi thần kinh, thiết lập liên kết trực tiếp giữa mảng bám và não.Mô sinh học này được hệ thống thần kinh sử dụng làm đường dẫn chính đi đến tất cả các cơ quan trên khắp cơ thể.
Khi mảng bám tích tụ trong động mạch của một người bị xơ vữa động mạch, bên trong động mạch bị thu hẹp, làm giảm hoặc thậm chí chặn dòng chảy của máu. Mảng bám cũng có thể bị vỡ, hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng chảy của máu.
Nhóm nghiên cứu châu Âu đã tái tạo lại toàn bộ đường đi của những sợi thần kinh cho đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó có thể thấy, các tín hiệu từ mảng bám khi đến não, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự trị thông qua dây thần kinh phế vị, một phần thuộc hệ thống thần kinh kiểm soát hầu hết các cơ quan và nội tạng, đến lá lách. Tại đây, các tế bào miễn dịch cụ thể bị kích hoạt và đi vào tuần hoàn máu, dẫn đến sự phát triển của các mảng xơ vữa.
Đây là mạch liên kết thực, được nhóm nghiên cứu định nghĩa là "ABC" hoặc "mạch não-động mạch." Tương tự như tất cả các mạch, mạch này có thể bị ngắt kết nối hoặc điều chỉnh. Nhóm nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm sâu hơn bằng cách làm gián đoạn các kết nối thần kinh với lá lách khiến những xung động trên các tế bào miễn dịch trong cơ quan này bị gián đoạn. Kết quả của điều trị bằng sự gián đoạn thần kinh khiến quá trình phát triển của các mảng bám trong động mạch bị chậm và ổn định lại, bệnh bớt nghiêm trọng hơn.
Xem xét tính ổn định của mảng xơ vữa động mạch là một trong những đặc điểm lâm sàng đặc trưng nhất nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, trong nghiên cứu này, từ các thành phần của “ABC” cũng xác định được những động mạch có thể bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của xơ vữa động mạch.
Đây là một phát hiện, mở đường cho các những nghiên cứu mới và các phương pháp điều trị hoàn toàn mới. Nhóm nghiên cứu đề xuất ý tưởng, bằng các thiết bị điện tử sinh học và các phương tiện tiềm năng, có thể tác động đến các dây thần kinh tới lá lách, đặc biệt trên nhánh dây thần kinh phế vị kết nối với hạch celiac để chống xơ vữa động mạch bằng liệu pháp không dùng thuốc.
(Theo khoahocdoisong.vn)