Giải mã nguyên nhân con người khó thay đổi quyết định
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trends in Cognitive Sciences, các nhà khoa học đã đánh giá cách thức hoạt động của bộ não, trong bối cảnh chủ thể phải đưa ra quyết định về vấn đề nào đó.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters |
Các nhà nghiên cứu tại Viện Não bang Queensland (QBI) của Australia đã phát hiện lý do tại sao con người khó thay đổi ý định, một khi đã quyết.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trends in Cognitive Sciences ngày 30/5, các nhà khoa học đã đánh giá cách thức hoạt động của bộ não, trong bối cảnh chủ thể phải đưa ra quyết định về vấn đề nào đó.
Theo nhà khoa học Dragan Rangelov - thành viên của nhóm nghiên cứu, nghiên cứu này đã lần đầu tiên chỉ ra "cách tiếp cận tích hợp" đối với cách bộ não xử lý những thay đổi của tâm trí.
Ông cho biết: "Nghiên cứu làm nổi bật thực tế rằng những thay đổi về suy nghĩ là 'hương vị' hơi khác thường của một quyết định."
Nhà khoa học Dragan Rangelov giải thích rằng mặc dù sự thay đổi suy nghĩ có khả năng sửa chữa sai sót hoặc cải thiện việc ra quyết định của chúng ta, nhưng "hầu hết mọi người không thích thay đổi ý định của họ" và cơ hội sẽ không đi quá xa so với lựa chọn ban đầu.
Theo ông Rangelov, sự khó khăn trong việc thay đổi tư duy bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận những kinh nghiệm trước đây.
Ông đánh giá: “Cả hai lần đều có kết cục giống nhau, nhưng quyết định sai lầm sau khi thay đổi cách suy nghĩ sẽ mang lại cảm xúc mạnh mẽ hơn là khi chúng ta gắn bó với quyết định ban đầu và rồi thất bại.”
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại QBI đã tập trung vào một khía cạnh của nghiên cứu não bộ được gọi là kiến thức về sự tư duy của mỗi người, hay kỹ năng nhận thức về tư duy.
Ông Rangelov cho biết mặc dù không có một "công thức" nào để tránh những thành kiến về thay đổi suy nghĩ của chúng ta, nhưng điều quan trọng là phải mỗi người phải nhớ cả kết quả tốt và xấu khi đã từng thay đổi suy nghĩ trong quá khứ.
(Theo https://www.vietnamplus.vn/giai-ma-nguyen-nhan-con-nguoi-kho-thay-doi-quyet-dinh/793310.vnp)