.

Phát hiện đột biến gene tạo máu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim

Cập nhật: 09:10, 14/01/2024 (GMT+7)

Khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào máu vô tính (CHIP) có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được một nhóm đột biến gene có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành (CHD).

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA Cardiology.

Trong một nghiên cứu với 6.181 người Trung Quốc, các nhà khoa học ở Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào máu vô tính (CHIP) - sự hiện diện của một loại tế bào gốc gây ra bởi đột biến gây bệnh bạch cầu - có liên quan với nguy cơ mắc CHD tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.

Họ cũng cho rằng nguy cơ mắc CHD tăng cao do những đột biến đó là không đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này sẽ thúc đẩy việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch vành cho mỗi cá nhân.

Bệnh mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải máu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám chất béo và cholesterol tích tụ trên bề mặt của mạch máu, làm cho chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch máu này, gây khó khăn trong việc máu lưu thông qua chúng.

Khi các triệu chứng mạch vành xuất hiện và tiến triển, cung cấp máu và oxy cho cơ tim trở nên kém hiệu quả, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột tạo cản trở ở các đoạn hẹp của mạch máu, gây ra tắc nghẽn và gây hại vĩnh viễn cho cơ tim.

(Theo thesaigontimes.vn)

.
.
.