Nhà khoa học Nga nuôi sống nhịp đập trái tim
Bước tiến mới trong y học sẽ cứu giúp hàng triệu cuộc đời. Nhà khoa học Nga Konstantin Agladze đã hỗ trợ các nhà sinh học Nhật Bản lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc từ mô tim người sống. Đây là bước đột phá không chỉ đối với chuyên môn cấy ghép các bộ phận cơ thể, mà còn cả đối với ngành công nghiệp dược phẩm. Những bộ phận cơ quan vi sinh nhân tạo sẽ giúp kiểm nghiệm thuốc một cách chính xác.
Cơ tim được hình thành dần dần từng bước. Thoạt đầu các tế bào thu thập trong giọt nhịp tim riêng biệt rồi sau đó, không hề có sự tác động bên ngoài, tế bào tự mình sáp lại với nhau và gắn bó trong lớp mô bền vững.
Tạo ra những cơ quan nội tạng người sống động là công trình mà các chuyên viên khoa học tại Đại học Tổng hơp Kyoto tiến hành đã gần 5 năm nay. Bốn năm trong số đó đề án đăt dưới sự lãnh đạo của Giáo sư người Nga Konstantin Agladze, Trưởng Phòng thí nghiệm tổng hợp cấu trúc nano protein thuộc Trung tâm nghiên cứu "Vật lý nano” của Viện Kỹ thuật Vật lý Matxcơva.
Ảnh: © Flickr.com |
Nhóm nghiên cứu Nga - Nhật lấy tế bào cảm ứng gốc làm nguồn vật liệu sinh học di truyền nhân tạo. Tế bào đó chứa trong phôi thai ở giai đoạn đầu hình thành. Chính những tế bào đó là đội ngũ “tiền trạm” của cơ thể con người.
Điều căn bản nhất là hiểu được những điều kiện quyết định sự vận hành cơ chế sống của việc tạo mô. Các nhà khoa học do Giáo sư Agladze hướng dẫn đã phát hiện thấy có chất hóa học kích hoạt đưa cơ chế này vào quá trình chuyển đổi. Trong số hàng trăm "tiền tế bào” có 80 đơn vị sẽ cấu thành tế bào tim.
Nhiệt độ tối ưu để bảo quản tế bào là 370C. Để đảm bảo rằng mô tim thực sự sống, nó phải được đặt dưới kính hiển vi điện tử. Với gia tăng độ phân giải đến vài triệu lần, có thể thấy mô dần co lại.
Trong đó, các mô tự mình hoạt động mà không có xung lực kích thích từ bên ngoài: đều đặn co bóp 50-70 nhịp mỗi phút. Mô tim con người trông như vậy sau một tháng kể từ khi thu nhận được từ các tế bào gốc. Dần dần, mô hợp lại với nhau để tạo thành lớp cơ tim.
Theo lời Giáo sư Konstantin Agladze, mô tim cấu trúc nhân tạo sẽ được sử dụng phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, trên những mô tim này sẽ thử nghiệm tác dụng của thuốc. Thứ hai, các tế bào được nuôi dưỡng trưởng thành có thể dùng để cấy ghép trong những ca tim bị hư hại.
Còn về chế tạo mô sống dành cho cấy ghép, theo quan điểm của các nhà khoa học, có khả năng sẽ là việc tiến hành vào 3-4 năm tới. Trong tương lai không xa, công nghệ y sinh như vậy sẽ cứu hàng triệu sinh mạng con người.
Đ.NGỌC
(Tổng hợp)