.

Lục bình tái phát: Nhiều nơi dùng thuốc diệt cỏ để xử lý

Cập nhật: 15:54, 21/02/2019 (GMT+7)
(ABO) Khảo sát thực tế chiều 20-2, rất nhiều tuyến kinh, sông trong vùng Ngọt hóa Gò Công, người dân dùng thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, cỏ. Nhiều nơi, lục bình và cỏ vừa có dấu hiệu chuyển màu, đã bắt đầu chết dần và nổi lềnh bềnh trên kinh, sông. 
Dọc theo tuyến kinh thuộc Đường Bắc kinh Tham Thu thuộc các xã: Thạnh Trị, Yên Luôn, Thành Công (huyện Gò Công Tây) được ai đó dùng thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, cỏ dọc theo tuyến kinh này.
Dọc theo tuyến kinh thuộc đường Bắc kinh Tham Thu thuộc các xã: Thạnh Trị, Yên Luông, Thành Công (huyện Gò Công Tây), thuốc diệt cỏ được sử dụng để diệt lục bình, cỏ.
Một điểm trên tuyến kinh Bắc Tham Thu thuộc xã Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây) bị phun thuốc diệt cỏ.
Một điểm trên tuyến kinh Bắc Tham Thu thuộc xã Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây) bị phun thuốc diệt cỏ.
Nhìn từ cầu Bình Nghị thuộc xã Bình Nghị (huyện Gò Công Đông), cảnh lục bình, cỏ bị chết do thuốc diệt cỏ dày đặc một đoạn kinh này.
Nhìn từ cầu Bình Nghị thuộc xã Bình Nghị (huyện Gò Công Đông), lục bình, cỏ bị chết do thuốc diệt cỏ dày đặc một đoạn rất dài trên tuyến kinh này.
Một đoạn sông Bình Nghị, thuộc ấp Thạnh Hòa (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) bị ai đó phun thuốc diệt có để diệt lục bình, cỏ.
Một đoạn sông Bình Nghị, thuộc ấp Thạnh Hòa (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) bị phun thuốc diệt có để diệt lục bình, cỏ.
Tuyến kinh Trần Văn Dõng rất quan trọng trong việc đưa nước về vùng cuối nguồn thuộc Dự án Ngọt hóa Gò Công. Tuy nhiên, tuyến kinh này cũng bị phun thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, cỏ nhằm khai thông dòng chảy.
Tuyến kinh Trần Văn Dõng rất quan trọng trong việc đưa nước về vùng cuối nguồn thuộc Dự án Ngọt hóa Gò Công. Tuy nhiên, tuyến kinh này cũng bị phun thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, cỏ.
Nhiều hộ dân cho biết, đang vào mùa khô, nước sinh hoạt bị hạn chế nên người dân muốn tận dụng nước kinh để sử dụng nhưng không dám. Bởi, ai đó đã lén phun xịt  thuốc diệt cỏ dọc theo các tuyến kinh, gây ô nhiễm trầm trọng.
 
Chúng tôi liên hệ với các địa phương thì địa phương cho biết không có chủ trương này; liên hệ với ngành chức năng tỉnh thì được bảo khu vực đó do huyện  quản lý.
Tuyến kinh N8 thuộc xã Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây), lục bình, cỏ đã tái chiếm lòng kinh. Nếu nhìn bình thường, ít ai nhận ra đây là một con kinh.
Tuyến kinh N8 thuộc xã Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây), lục bình, cỏ đã tái chiếm lòng kinh. Nếu nhìn bình thường, ít ai nhận ra đây là con kinh.
Đoạn kinh khoảng 1 km thuộc ấp Long Phước, xã Long Chánh (TX. Gò Công), lục bình còn dày đặc dưới lòng kinh.
Đoạn kinh khoảng 1 km thuộc ấp Long Phước, xã Long Chánh (TX. Gò Công), lục bình còn dày đặc dưới lòng kinh.
Một đoạn kinh thuộc đường đê bao Hiệp Trị (kinh chia tách giữa xã Bình Nghị và Phước Trung của huyện Gò Công Đông), lục bình cũng đã tái chiếm trở lại.
Một đoạn kinh thuộc đường đê bao Hiệp Trị (kinh chia tách giữa xã Bình Nghị và xã Phước Trung của huyện Gò Công Đông), lục bình cũng đã tái chiếm trở lại.
Một đoạn kinh Trần Văn Dõng thuộc xã Bình Nghị (huyện Gò Công Đông) cũng bị lục bình tái chiếm lòng kinh.
Một đoạn kinh Trần Văn Dõng thuộc xã Bình Nghị (huyện Gò Công Đông) cũng bị lục bình tái chiếm lòng kinh.
Trước đó, tỉnh đã chi hàng tỷ đồng để trục vớt lục bình trên các tuyến kinh trong vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công nhằm thông thoáng lòng kinh. Sau thời gian ngắn, lục bình, cỏ bắt đầu tái phát trở lại, người dân dùng thuốc diệt cỏ để diệt lục bình nhằm hạn chế chi phí trục vớt, hạn chế lục bình sinh sôi trở lại.
 
SĨ NGUYÊN
 
.
.
.