Thứ Bảy, 23/01/2021, 10:08 (GMT+7)
.

Tiền Giang: Sẵn sàng phòng, chống hạn, mặn mùa khô năm 2021

Ngày 5-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xây dựng Phương án 25 Phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021.

Nhận định về tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Tiền Giang, hiện tại mực nước đầu nguồn sông Tiền ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng lại cao hơn năm 2015 và năm 2019, tổng lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về khu vực đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với TBNN từ 10-15% và cao hơn so với mùa khô năm 2016 và mùa khô 2020, nên tình hình xâm nhập mặn ở Tiền Giang trong mùa khô 2021 ở mức xấp xỉ mùa khô 2016. Khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Tiền sẽ tăng dần, dự báo độ mặn cao nhất các tháng:

Trạm

Tháng 1

g/l

Tháng 2

g/l

Tháng 3

g/l

Tháng 4

g/l

Tháng 5

g/l

Vàm Kênh (5km)

18-20

20-22

23-25

22-24

21-23

Hòa Bình (20km)

10-12

12-14

13-15

11-13

8-10

An Định (48km)

3-5

4-6

5-7

3-5

2-4

Mỹ Tho (55km)

1-2

2-4

3-5

2-4

1-3

Đồng Tâm (63km)

<1

1-2

2-4

1-3

<1

Kim Sơn (68km)

00

<1

0,5-1,5

<1

0

 

Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng trên sông Tiền ở mức xấp xỉ năm 2016. Biên mặn 1g/l có khả năng lấn sâu vào đến 60-70km (khu vực xã Kim Sơn huyện Châu Thành). Độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 3-2021.

Thời gian xâm nhập mặn cho mùa khô 2021 không có kéo dài như năm 2020 mà chỉ kéo dài trong thời gian ngắn như năm 2016. Đề phòng xâm nhập mặn trên nhánh sông Hàm Luông lấn qua sông Tiền làm cho mặn ở khu vực Cù lao Ngũ Hiệp tăng cao, dự báo độ mặn cao nhất ở khu vực phía Nam Cù lao Ngũ Hiệp ở mức xấp xỉ 2,0 g/l xuất hiện vào nửa cuối tháng 3-2021.

Tình hình xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Tây đến sớm hơn TBNN và xấp xỉ mùa khô 2016, mặn lấn sâu vào nội đồng, dự báo độ mặn tại Tân An (cách cửa sông 75km) đạt 1,0g/l xuất hiện vào tuần giữa tháng 1/2021.

Tóm lại: Tình hình thuỷ văn trong mùa khô 2021 khu vực Tiền Giang bất lợi cho sản xuất và đời sống người dân, nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô 2021 ở mức xấp xỉ mùa khô 2016.

Mục tiêu chung:

Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho: 37.939 ha (lúa đông xuân: 22.418ha; hoa màu: 3.190 ha; 12.300 ha vườn cây ăn trái) các huyện phía Đông của tỉnh; 128.250 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc dự án Bảo Định mở rộng 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (Tiền Giang: 108.250 ha và Long An: 20.000 ha), trong đó: diện tích cây ăn trái vùng Bảo Định mở rộng Tiền Giang là 81.785 ha và Long An là 9.680 ha; diện tích lúa Tiền Giang là 26.465 ha và Long An là 10.320 ha.

Đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt cho 03 nhà máy nước: Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và nhà máy Nhị Thành (tỉnh Long An) để cung cấp nước sinh hoạt cho 1,1 triệu người (Tiền Giang 800.000 người, Long An 300.000 người).

Nội dung phương án phòng, chống hạn, mặn:

Phương án ứng phó khẩn cấp với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tại các vùng dự án cụ thể như sau:

1. Vùng dự án ngọt hoá Gò Công:

Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho 37.939 ha (lúa đông xuân: 22.418ha; hoa màu: 3.190 ha; 12.300 ha vườn cây ăn trái) và đặc biệt là đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho khoảng 536.723 dân trên địa bàn các huyện (Gò Công Đông 154.165 người; Gò Công Tây 149.166 người; TX. Gò Công 100.892 người và 132.500 người thuộc 11 xã huyện Chợ Gạo khu vực vùng ngọt hóa Gò Công).

Sau khi thu hoạch dứt điểm vụ đông xuân, tiếp tục lấy nước trữ trên kênh, rạch trong vùng dự án để tiếp tục phục vụ tưới cho rau, màu, cây ăn trái và nước sinh hoạt dân sinh.

Giải pháp:

Đối với sản xuất:

- Tiếp tục thực hiện đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Năm 2020 cắt vụ thu đông, vụ đông xuân 2020-2021 đảm bảo thu hoạch dứt điểm đầu tháng 3-2021.

- Tổ chức đo đạc, kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước trên các tuyến sông và nội đồng, thường xuyên thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

- Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn; tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước sản xuất và nước sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Tiếp tục chủ động sử dụng ngân sách địa phương để tiếp tục thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3, đắp tất cả các đập ngăn mặn và khẩn trương thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn để phục vụ công tác phòng chống hạn, đảm bảo sản xuất.

- Tổ chức vận hành lấy nước qua cống Xuân Hòa; cống Rạch Chợ; kết hợp lấy cống Số 3 và Số 4 sông Tra vào dự án ngọt hóa Gò Công khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép.

- Xây dựng trạm bơm dã chiến để bơm tập trung trữ nước trên kênh cấp 1, cấp 2 cho từng khu vực (thay cho việc huy động máy trong nhân dân bơm trữ nước trên ruộng): Sử dụng Trạm bơm Bình Phan; Trạm bơm cống Sơn Qui; Trạm bơm đầu kênh Trần Văn Dõng và Trạm bơm đầu kênh Champeaux để điều tiết khu vực.

- Các địa phương xây dựng Kế hoạch Phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2021 theo kịch bản mặn mùa khô 2016 nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

- Các địa phương khuyến cáo nhân dân chủ động tổ chức tôn cao bờ vùng, bờ thửa để đối với những khu vực trũng thấp để đảm bảo chống úng khi tiến hành bơm trữ nước.

Đối với nước sinh hoạt:

- Chủ động sử dụng các nguồn vốn để thực hiện khoan 3 giếng dự phòng với công suất 80m3/giờ/giếng ở xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cấp cho khu vực phía Tây thị trấn Chợ Gạo (xã Đăng Hưng Phước và các xã ven phía Tây thị trấn Chợ Gạo) để tập trung điều tiết nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm cho các huyện, thị phía Đông.

- Tổ chức mở 77 điểm vòi nước công cộng từ các trạm cấp nước để cho nhân dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí, thời gian dự kiến từ tháng 3 đến tháng giữa tháng 6-2021.

- Trường hợp bố trí được nguồn vốn sẽ thực hiện đầu tư phát triển 27 tuyến ống cấp nước tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm phân phối đến các trạm hiện hữu và cấp nước đến các cụm dân cư vùng lõm chưa tiếp cận nguồn nước từ trạm cấp nước tập trung. Cụ thể trên địa bàn các huyện, thị như sau:

+ 4 tuyến ống chuyển tải tiếp nhận nguồn nước Nhà máy nước Đồng Tâm thay thế nguồn nước dưới đất không đạt chất lượng trên địa bàn huyện Chợ Gạo.

+ 3 tuyến ống chuyển tải tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm phân phối đến các trạm hiện hữu trên địa bàn huyện Gò Công Tây và phát triển các tuyến ống nhánh đến các cụm dân cư chưa có đường ống nước kéo đến.

+ 4 tuyến ống đến các cụm dân cư trên địa bàn TX. Gò Công chưa có đường ống nước kéo đến.

+ 16 tuyến ống đến các cụm dân cư trên địa bàn huyện Gò Công Đông chưa có đường ống nước kéo đến.

Phân công:

Khi cống Vàm Giồng đóng ngăn mặn:

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

+ Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống, tổ chức duy tu sửa chữa kịp thời, đảm bảo ngăn mặn tốt và vận hành an toàn; tổ chức các hội nghị đầu bờ ở các khu vực trũng, khu vực tưới tiêu khó khăn.

+ Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy qua cống Xuân Hòa; cống Rạch Chợ; kết hợp lấy cống Số 3 và Số 4 sông Tra khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép để tích trữ nước cho vùng dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công:

+ Hoàn chỉnh Kế hoạch Phòng chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 đáp ứng mục tiêu bảo vệ theo diễn biến hạn mặn để chủ động thực hiện.

+ Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

Khi cống Xuân Hòa lấy không ổn định:

- Sở NN&PTNT: Chủ trì phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang triển khai lắp 3 trạm bơm dã chiến.

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

+ Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

+ Tổ chức lắp đặt các thuyền bơm tại 3 vị trí trên và kiểm tra vận hành thử Trạm bơm Bình Phan để sẵn sàng bơm trữ nước theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy cống Xuân Hòa; cống Rạch Chợ; kết hợp lấy cống Số 3 và Số 4 sông Tra khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép.

- UBND các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công:

+ Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

+ Kiểm tra, tiếp tục sửa chữa đảm bảo việc ngăn mặn của các cống, nạo vét kênh mương vừa phục vụ chuyển tải nước vừa là nơi trữ nước tưới; nạo vét phục hồi các ao làng, sông rạch tự nhiên (những vùng khó khăn có thể đào mới ao trữ nước) để tăng khả năng trữ nước trong vùng dự án.

+ Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

Khi cống Xuân Hòa lấy gạn:

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

+ Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

+ Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn.

+ Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy gạn nước ngọt qua cống Xuân Hòa và Rạch Chợ khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép.

+ Bố trí lực lượng công nhân đảm bảo đủ số lượng để vận hành các công trình cống, trạm bơm, các trạm bơm dã chiến...theo phân công nhiệm vụ.

- UBND các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công: Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và chỉ đạo các địa phương huy động sẵn sàng máy bơm để tổ chức bơm chuyền 2, 3 cấp theo phương án khi có khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.

Khi cống Xuân Hòa đóng hẳn (Tranh thủ lấy ngọt chân triều khi độ mặn cho phép):

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

+ Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

+ Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn.

+ Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy ngọt chân triều qua cống Xuân Hòa và Rạch Chợ khi độ mặn cho phép.

+ Bố trí lực lượng công nhân đảm bảo đủ số lượng để vận hành các công trình cống, trạm bơm, vị trí đặt thuyền bơm...theo phân công nhiệm vụ.

- UBND các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công: Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và tiếp tục bơm chuyền 2, 3 cấp đối với những khu vực thiếu nguồn nước tưới theo Kế hoạch.

2. Vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông:

Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, đủ nước tưới cho 2.984 ha (rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây sả 1.905ha, vườn cây ăn trái 1.079ha) và đặc biệt là đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho khoảng 44.000 dân trên địa bàn huyện.

Giải pháp:

Đối với sản xuất:

- Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn.

- Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống, tổ chức lấy nước cống CC1, Rạch Gốc, Lý Hoàng, Lồ Ồ để bổ sung nước vào dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi độ mặn cho phép;

- Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nước trong nội đồng chú ý khu vực có địa hình cao và xa nguồn, khu vực vùng trũng.

- Xây dựng trạm bơm dã chiến tại cống Lồ Ồ (sử dụng thuyền bơm) để kịp thời vận hành bơm bổ cấp nước cho vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi chân triều thấp độ mặn cho phép.

Đối với nước sinh hoạt:

- Tổ chức mở 26 điểm vòi nước công cộng từ các trạm cấp nước để cho nhân dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí.

- Bên cạnh đó, để duy trì cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông trong mùa khô năm 2020-2021 cần phải đầu tư phát triển 12 tuyến ống đến các cụm dân cư trên địa bàn huyện chưa có đường ống nước kéo đến.

Đồng thời, tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống tuyến ống cấp nước hiện hữu để tiếp nhận, phân phối nguồn nước từ nhà máy nước Đồng Tâm đến các trạm trên địa bàn huyện Tân Phú Đông theo công suất và áp lực thiết kế, trong đó chú ý nhất là khu vực cuối nguồn ở các ấp Cồn Cống, Pháo Đài, xã Phú Tân.

Phân công:

- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

+ Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài PT-TH tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

+ Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn.

- Ủy ban nhân dân các huyện Tân Phú Đông: Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước.

- Xây dựng trạm bơm dã chiến tại cống Lồ Ồ (sử dụng thuyền bơm) để kịp thời vận hành bơm bổ cấp nước cho vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi chân triều thấp độ mặn cho phép.

3. Đối với vùng dự án Bảo Định mở rộng sang một phần diện tích vùng kiểm soát lũ:

Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 128.250 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc dự án Bảo Định mở rộng 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (Tiền Giang: 108.250 ha và Long An: 20.000 ha), trong đó: Diện tích cây ăn trái Tiền Giang là 81.785 ha và Long An là 9.680 ha; diện tích lúa Tiền Giang là 26.465 ha và Long An là 10.320 ha.

Đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt cho 03 nhà máy nước: Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và nhà máy Nhị Thành (tỉnh Long An) để cung cấp nước sinh hoạt cho 1,1 triệu người (Tiền Giang 800.000 người, Long An 300.000 người).

Giải pháp:

Đối với sản xuất:

- Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài KTTV tỉnh Bến Tre  để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua Sông Tiền thông tin rộng rãi trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

- Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương; trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn của tỉnh, huyện, TP. Mỹ Tho theo phân cấp quản lý.

- Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 nhằm duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch, tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao…và trên ruộng.

- Phối hợp Trung tâm quản lý Kỹ thuật công trình thủy lợi tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý và kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ.

- Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước ngọt, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Cũng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẳn, tổ chức chức đắp đập nhằm ngăn mặn, trữ ngọt.

- Đề nghị tỉnh Long An tiến hành đắp 4 đập và các cống tiêu thoát nước trên QL62 (từ cầu Bà Hai Màng đến Kênh 12) gồm các đập: Bến Kè, Bún Bà Của, Cái Tôm và Kênh 12. Thời gian đắp đập trước khi có mặn 1,0 g/l xuất hiện tại đập.

- Tổ chức đắp đập kênh Nguyễn Tấn Thành khi độ mặn tại Mỹ Tho vượt ngưỡng 2 g/l, dự kiến đắp đập ngày 25-1-2021 và dự kiến hoàn thành ngày 6-2-2021; khi mặn 1,0 g/l xuất hiện đến Vàm kênh Nguyễn Tấn Thành không đắp đập sông Rạch Gầm và sông Phú Phong, giao chính quyền địa phương chủ động củng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẳn, tổ chức đắp đập ngăn mặn, tôn cao các tuyến đê bao, sửa chữa các cống, bọng để trữ ngọt đối với khu vực phía Nam Quốc lộ 1A.

Tỉnh thực hiện đắp đập thép không cho mặn xâm nhập qua phía Bắc Quốc lộ 1A và sẽ hoàn thành trước khi mặn 1g/l tiến đến vị trí đập để không cho mặn xâm nhập vào kênh Nguyễn Văn Tiếp.

Đối với nước sinh hoạt:

Để đảm bảo nguồn nước ngọt cho hoạt động cấp nước của trạm nước mặt là khoan giếng khai thác nước dưới đất (dự phòng khi nguồn nước mặt nhiễm mặn mới sử dụng). Cụ thể như sau:

- Khoan bổ sung 2 giếng với công suất 80m3/giờ/giếng kết hợp vận hành 1 giếng khoan đã có tại Nhà máy nước mặt Cái Bè đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước với công suất 5.000 m3/ngày đêm (trong đó 1 giếng khoan sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Tiền Giang).

- Khoan bổ sung 1 giếng tại Phường 1, TX. Cai Lậy với công suất 80m3/giờ thay thế trạm xử lý nước mặt, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước của Nhà máy nước TX. Cai Lậy với công suất 18.000 m3/ngày đêm.

- Khoan 1 giếng với công suất 80m3/giờ thay thế nguồn nước mặt, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước của trạm Vĩnh Kim với công suất 2.000 m3/ngày đêm (sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Tiền Giang).

Phân công:

Sở NN&PTNT:

- Rà soát, thống kê số lượng cừ U và cừ H đảm bảo đủ đắp đập thép, trường hợp thiếu cừ đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương mua bổ sung.

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện đắp đập thép kênh Nguyễn Tấn Thành. Thời gian đắp đập giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào diễn biến tình hình xâm nhập mặn chọn thời điểm đóng thích hợp.

- Xin chủ trương đắp các đập thép không cho mặn xâm nhập qua phía Bắc Quốc lộ 1A (vào kênh Nguyễn Văn tiếp).

- Phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh Long An đắp các đập và các cống tiêu thoát nước trên QL62 (từ Bến Kè đến Kênh 12).

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

- Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài KTTV tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền thông tin rộng rãi trên bản tin Đài PT-TH tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

- Đóng các cống trước khi độ mặn >1,0 g/l xuất hiện tại cống. Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và vận hành lấy bổ sung ngọt qua các cống; kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ.

- Phối hợp Trung tâm quản lý Kỹ thuật công trình thủy lợi tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý và kiểm tra triệt để công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ.

UBND các huyện Chợ Gạo, Châu Thành, TX. Mỹ Tho và Cai Lậy:

- Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

- Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

- Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 nhằm duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch, tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao…và trên ruộng.

- Củng cố hệ thống đê bao hiện có và đắp các đập, đóng các cống dưới QL50; các cống cặp rạch Bảo Định; các cống trên rạch Cái Ngang (cống Kho Đạn, Kháng Chiến, 3/2...), các cống trên Đường tỉnh 864 và sửa chữa các cống không đảm bảo ngăn mặn để giữ ngọt cho khu vực bên trong.

- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện sửa chữa các cống đảm bảo ngăn mặn; nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, bảo dưỡng duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, phục vụ công tác phòng chống hạn.

4. Đối với vùng cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy:

Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho 2.775 ha diện tích vườn cây ăn trái thuộc 02 xã Tân Phong và Ngũ Hiệp. Trong đó: Xã Tân Phong là 1.296 ha và Ngũ Hiệp là 1.479 ha.

Giải pháp:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn; vận động nhân dân nạo vét kênh mương, tích cực trữ nước ngọt trong mương vườn.

Đối với cù lao Tân Phong khoan 8 giếng dự phòng để cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sử dụng các ô bao ngăn lũ, ngăn triều cường hiện có để ngăn mặn, trữ ngọt; sửa chữa các cống hiện có đồng thời gia cố, nâng cấp các tuyến bờ bao chống tràn đảm bảo ngăn mặn.

Đối với cù lao Ngũ Hiệp khoan 6 giếng dự phòng để cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sử dụng các ô bao ngăn lũ, ngăn triều cường hiện có để ngăn mặn, trữ ngọt; sửa chữa các cống hiện có đồng thời gia cố, nâng cấp các tuyến bờ bao chống tràn đảm bảo ngăn mặn.

Phân công:

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang: Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài KTTV tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập nhập qua sông Tiền thông tin rộng rãi trên bản tin Đài PT-TH tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.

UBND huyện Cai Lậy: Chỉ đạo xã Ngũ Hiệp và Tân Phong cũng cố hệ thống đê bao ngăn triều cường có sẳn tổ chức gia cố, nâng cấp các bờ bao, đê bao còn thấp không đảm bảo ngăn triều; đắp các đập ngăn mặn tại các đầu kênh chưa có hệ thống cống ngăn mặn. Nạo vét kênh mương vừa phục vụ chuyển tải nước vừa là nơi trữ nước tưới; nạo vét phục hồi các sông rạch tự nhiên để tăng khả năng trữ.

Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

PV

.
.
.