Thứ Ba, 26/04/2022, 06:55 (GMT+7)
.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang Đặng Văn Tuấn: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu (XK) lớn của nông sản Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Tiền Giang nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là dịch Covid-19, tình hình XK nông sản sang thị trường này thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Đánh giá tổng thể tình hình XK nông sản sang thị trường Trung Quốc của Tiền Giang, Quyền Giám đốc Sở Công thương Đặng Văn Tuấn phân tích:

Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu (XK) lớn của nông sản Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Tiền Giang nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là dịch Covid-19, tình hình XK nông sản sang thị trường này thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Đánh giá tổng thể tình hình XK nông sản sang thị trường Trung Quốc của Tiền Giang, Quyền Giám đốc Sở Công thương Đặng Văn Tuấn phân tích:

Quyền Giám đốc Sở Công thương Đặng Văn Tuấn kiểm tra tình hình tiêu thụ nông sản khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: TUẤN LÂM
Quyền Giám đốc Sở Công thương Đặng Văn Tuấn kiểm tra tình hình tiêu thụ nông sản khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: TUẤN LÂM

Nông sản Tiền Giang XK sang thị trường Trung Quốc thời gian qua qua 2 hình thức là chính ngạch và tiểu ngạch. Về XK chính ngạch, năm 2021 tổng kim ngạch XK hàng hóa của tỉnh sang thị trường này đạt hơn 297 triệu USD, chiếm hơn 9% trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của tỉnh (năm 2021, tổng kim ngạch XK của tỉnh đạt 3,11 tỷ USD); trong đó, XK hàng nông sản đạt khoảng 77 triệu USD, chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch XK sang thị trường Trung Quốc (gạo xuất được hơn 76 triệu USD, hàng rau quả xuất được 810.000 USD).

3 tháng đầu năm 2022, XK qua thị trường Trung Quốc đạt khoảng 72 triệu USD, chiếm hơn 7% trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của tỉnh (3 tháng đầu năm 2022, XK hàng hóa của tỉnh đạt xấp xỉ 1 tỷ USD); trong đó, XK hàng nông sản của tỉnh sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 4,4 triệu USD (gạo xuất được 4,3 triệu USD, hàng rau quả xuất được 110.000 USD), chiếm khoảng 6% trong tổng kim ngạch XK của tỉnh sang thị trường này.

Thúc đẩy XK nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc là chủ đề Hội thảo do Sở Công thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 26-4, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và địa phương cùng doanh nghiệp, hợp tác xã XK nông sản trên địa bàn tỉnh. Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tình hình XK nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc và một số quy định mới của Trung Quốc về nhập khẩu đối với mặt hàng này; hướng dẫn doanh nghiệp XK thực phẩm thực hiện đăng ký XK vào Trung Quốc và những điểm cần lưu ý với Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc; những điểm doanh nghiệp cần lưu ý để phòng, chống rủi ro kinh doanh với thị trường Trung Quốc…

Bên cạnh chính ngạch, hàng nông sản Tiền Giang XK tiểu ngạch chủ yếu được các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh thu mua, vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn); Móng Cái (Quảng Ninh); Kim Thành (Lào Cai)...

Tuy nhiên, từ đầu tháng 12-2021, trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Trung Quốc đã liên tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại tất cả các cửa khẩu biên giới, nên tiến độ thông quan hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Việc này, kết hợp với việc nhiều nông sản XK của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng vào chính vụ thu hoạch, đã gây ra tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các tỉnh phía Bắc.

* Phóng viên: Đâu là những “điểm nghẽn” của hàng nông sản Việt Nam nói chung, Tiền Giang nói riêng đang gặp phải khi XK vào thị trường Trung Quốc?

* Đồng chí Đặng Văn Tuấn: Trung Quốc đang ngày càng tăng cường công tác thực thi pháp luật, các chính sách thương mại biên giới theo hướng chính ngạch trên cơ sở các quy định, chính sách đã ban hành với trọng tâm là tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu nông thủy sản trên tuyến biên giới đất liền, thông qua các biện pháp như truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… và kể từ ngày 1-1-2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức áp dụng Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” và Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” đối với doanh nghiệp muốn XK vào thị trường này.

Theo quy định, các doanh nghiệp XK phải đăng ký sản phẩm với Hải quan Trung Quốc, trong đó yêu cầu hàng hóa phải có mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc...

Nông sản cần chuyển hướng sang xuất khẩu chính ngạch.
Nông sản cần chuyển hướng sang xuất khẩu chính ngạch.

* Phóng viên: Để tận dụng, khai thác tốt hơn thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp, người sản xuất nông sản cần phải làm gì?

Trong nhóm hàng nông sản XK của Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng, thanh long là nhóm ngành dễ nhận thấy dấu hiệu tác động từ sự điều chỉnh chính sách của thị trường Trung Quốc.

Trong năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên tình hình tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh tương đối chậm, trải qua các giai đoạn khó khăn: Từ tháng 7 đến tháng 9-2021, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên tình hình tiêu thụ thanh long chậm, giá giảm mạnh còn 1.000 - 4.000 đồng/kg; từ tháng 10 đến ngày 15-12-2021, tình hình tiêu thụ thanh long tương đối ổn định, giá thanh long dao động 10.000 - 15.000 đồng/kg; từ ngày 15-12-2021 đến cuối tháng 1-2022, do ảnh hưởng tình hình XK sang Trung Quốc nên một số cơ sở tạm ngừng thu mua, một số cơ sở thu mua để tiêu thụ tại thị trường nội địa nhưng sản lượng thu mua không nhiều, giá thu mua dao động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg; từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, tình hình tiêu thụ thanh long tương đối ổn định, giá thanh long dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, thời gian gần đây do tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai tạm ngưng tiếp nhận xe chở trái cây đến cửa khẩu nên giá thanh long tiếp tục giảm.

Để khắc phục những tồn tại hiện nay, nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhất là đối với cây thanh long, đặc biệt là việc xây dựng và cấp mã số vùng trồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay đã có 125 mã số  vùng trồng được cấp cho thanh long (33 mã số được cấp sang thị trường Trung Quốc và 92 mã số thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc), với diện tích hơn 6.765 ha, chiếm 70% diện tích thanh long toàn tỉnh.

* Đồng chí Đặng Văn Tuấn: Với mức kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm không ngừng gia tăng như vậy, rõ ràng Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt XK tiểu ngạch, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn như hiện nay. Do đó, doanh nghiệp cần chuyển hướng và đẩy mạnh XK từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

Trong đó, doanh nghiệp cần tận dụng tốt Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với 2 hiệp định mà Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia ký kết như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký kết từ năm 2010 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.

* Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

THẾ ANH (thực hiện)

.
.
.