Thứ Ba, 07/11/2023, 10:02 (GMT+7)
.

6 cống ngăn mặn trên đường tỉnh 864 hoàn thành: Nhà vườn an tâm sản xuất

Để bảo vệ sản xuất của người dân các huyện phía Tây của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là vùng chuyên canh cây ăn trái, UBND tỉnh Tiền Giang đã đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cống ngăn mặn tại đầu các kinh, rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự án). Đến nay, 6/6 cống ngăn mặn thuộc Dự án đã hoàn thành, giúp nông dân an tâm sản xuất khi mùa hạn, mặn sắp đến.

VƯỢT TIẾN ĐỘ

Nhìn lại mùa hạn, mặn cuối năm 2019, đầu năm 2020, vùng chuyên canh cây ăn trái, đặc biệt là sầu riêng tại các huyện phía Tây bị thiệt hại lớn do mặn xâm nhập sâu. Những năm sau, để ứng phó hạn, mặn, phương án mà tỉnh đưa ra là đắp đập tạm trên kinh Nguyễn Tấn Thành và một số tuyến kinh, rạch trên đường huyện 35. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Cống Rạch Gầm hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cống Rạch Gầm hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Để bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, đảm bảo công tác ngăn mặn, trữ ngọt, giải pháp dài hơi mà tỉnh đưa ra là kiến nghị Trung ương đầu tư cống ngăn mặn, trữ ngọt trên kinh Nguyễn Tấn Thành; đồng thời, triển khai Dự án.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương; trong đó, chi phí xây dựng trên 578 tỷ đồng. Dự án có 6 cống lớn gồm: Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Còng, Mù U, Hai Tân, Cái Sơn; tuyến đê dọc sông Tiền và các cống dưới đê; thời gian triển khai Dự án từ năm 2021 đến năm 2024.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, sau đợt hạn, mặn năm 2020, UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng rất nhanh 7 cống trên đường tỉnh 864 (kể cả cống âu Nguyễn Tấn Thành). Hiện các cống cơ bản sẵn sàng ngăn mặn trong mùa khô 2024.

Riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy còn 3 cửa sông gồm: Trà Tân, Ba Rài, Phú An, tỉnh đã chủ động chọn các vị trí khi mặn đến sẽ ngăn bằng các đập thép, đập tạm. Về lâu về dài, Sở sẽ đề xuất xây dựng các đập thép kiên cố như các cống ngăn mặn trên đường tỉnh 864 đã hoàn thành.

Xác định tính cấp bách và tầm quan trọng của Dự án, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung nhân, vật lực, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đến thời điểm này, 6/6 cống ngăn mặn thuộc Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, vượt tiến độ khoảng 3 tháng.

Bên cạnh đó, cống âu Nguyễn Tấn Thành do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 - Bộ NN&PTNT thực hiện đã đạt khoảng 47% tiến độ. Theo dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 có khả năng xấp xỉ với mùa hạn, mặn 2019 - 2020.

Do đó, việc 6 cống ngăn mặn trên đường tỉnh 864 đã hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu mùa khô năm 2023 - 2024 xâm nhập gay gắt, cống âu Nguyễn Tấn Thành sẽ tiến hành ngăn dòng để ngăn mặn. Cùng với hệ thống 6 cống thuộc Dự án đã hoàn thành, đây sẽ là “pháo đài” kiên cố ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất cho vùng chuyên canh cây ăn trái các huyện phía Tây.

“MÁT” LÒNG DÂN

Kể từ sau đợt hạn, mặn lịch sử cuối năm 2019, đầu năm 2020, nông dân trồng sầu riêng tại các huyện phía Tây rất sợ mặn, bởi thiệt hại gây ra rất lớn. Có thời điểm, một số nông dân có vườn sầu riêng thiệt hại bị tâm lý sợ mặn nên không dám trồng mới lại loại cây này.

Tuy nhiên, khi 6 cống ngăn mặn được tỉnh triển khai đã tạo thêm niềm tin cho nông dân, giúp người dân mạnh dạn trồng mới lại cây sầu riêng -  cây trồng giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu.

6 cống ngăn mặn tại đầu các kinh rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 giai đoạn 1 đã hoàn thành.
6 cống ngăn mặn tại đầu các kinh rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 giai đoạn 1 đã hoàn thành.

Bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2012, nhưng đợt hạn, mặn cuối năm 2019, đầu năm 2020 đã làm vườn sầu riêng hơn 2 công của ông Nguyễn Tấn Ngọc (xã Phú Quý, TX. Cai Lậy) gần như chết hết. Ông Ngọc cho biết: “Sau khi sầu riêng chết, tôi cũng như bà con xung quanh rất băn khoăn trong việc trồng mới lại sầu riêng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy Võ Văn Nhanh cho biết, thời gian qua, khi chưa có 6 cống ngăn mặn trên đường tỉnh 864, huyện gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống hạn, mặn. Hiện 6 cống này đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hệ thống cống được đầu tư rất hiện đại, vận hành đóng mở bằng thủy lực, điều khiển bằng hệ thống điều khiển từ xa. Trong mùa khô 2023 - 2024 tới đây, các cống này sẽ ngăn mặn triệt để đối với vùng cây ăn trái trên địa bàn huyện Cai Lậy và Châu Thành. 6 cống này đưa vào sử dụng sẽ tạo tâm lý an tâm cho người dân.

Người dân không còn tâm lý sợ xâm nhập mặn, từ đó giúp địa phương không tốn kinh phí để đắp các đập tạm ngăn mặn hằng năm, mang lại hiệu quả lớn.

Trong thời gian tới, huyện đề nghị Trung ương và tỉnh tiếp tục xây dựng 3 cống còn lại trên đường tỉnh 864 gồm: Ba Rài, Trà Tân, Phú An. Khi 3 cống này được đầu tư sẽ đảm bảo ngăn mặn triệt để trên địa bàn 2 huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy.

Lúc đó, nghe tỉnh sắp xây mấy cống ngăn mặn lớn nên cũng yên tâm phần nào. Từ đó, nhà tôi mới quyết định trồng lại sầu riêng. Đến nay, khi có thông tin các cống ngăn mặn này đã hoàn thành, gia đình tôi càng yên tâm hơn”.

Còn đối với ông Trần Văn Tâm (xã Phú Phong, huyện Châu Thành), việc đầu tư các cống ngăn mặn, đặc biệt là cống Phú Phong khiến gia đình ông và người dân xung quanh rất phấn khởi. Bởi đợt hạn, mặn năm 2020 đã gây thiệt hại lớn cho sầu riêng của gia đình. Nhiều cây bị chết, những cây suy kiệt cũng phải rất lâu mới phục hồi. Do đó, khi nói đến mặn, gia đình ông rất sợ.

Ông Tâm cho biết: “Nhà nước đầu tư được các cống ngăn mặn này người dân rất phấn khởi. Nhờ có các cống này, bây giờ dân ở đây đỡ lo mặn nữa rồi”.

T. ĐẠT

.
.
.