Thứ Năm, 06/01/2022, 13:51 (GMT+7)
.

Đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt gấp đôi mức hiện hành

 

Đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt gấp đôi mức hiện hành.
Đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt gấp đôi mức hiện hành.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/CP/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Đáng chú ý, người đi mô-tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị tăng gấp 2 lần mức xử phạt so với hiện nay.

Đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, Nghị định 123/CP quy định tăng từ 200.000-300.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm, nhưng không cài quai đúng quy cách.

Ngoài tăng gấp đôi mức phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm, hàng loạt vi phạm khác bị nâng mức xử lý, như: Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với xe có biển số không đúng quy định, thay đổi màu sắc của chữ, số. Mức xử phạt hiện nay chỉ 100.000-200.000 đồng.

Lái xe máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên, bị phạt 1-2 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Mức xử phạt hiện là phạt 600.000-1 triệu đồng, tước giấy phép 1-3 tháng.

Người lái xe mô-tô điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông bị phạt 2-3 triệu đồng. Mức hiện nay là 800.000-1 triệu đồng.

Người lái xe mô-tô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, tẩy xóa, không hợp lệ sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng. Mức hiện tại là 800.000-1,2 triệu đồng.

Mức phạt 2-4 triệu đồng áp dụng đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi điều khiển ô-tô, máy kéo; 10-15 triệu đối với người đua xe máy, xe máy điện trái phép. Mức xử phạt hiện tại đối với hành vi này hiện là 7-8 triệu đồng.

Theo bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), việc sửa đổi Nghị định 100/2019 nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để đồng bộ với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện từ 1-1-2022. Sau hơn một năm thực hiện Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Giao thông vận tải đánh giá mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm chưa phù hợp, cần điều chỉnh để tăng tính răn đe.

(Theo TTXVN)

.
.
.