Phòng chống tội phạm trên không gian mạng: Trách nhiệm không của riêng ai!
Cập nhật: 09:30, 29/05/2024 (GMT+7)
Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi như “ma trận” của tội phạm trên không gian mạng, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) xác định phòng chống loại tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng công an, mà cần có sự tham gia, huy động sức mạnh, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng báo cáo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng. |
Nhận diện nguy cơ
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA cho biết: Cổng Cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, trong đó 91% liên quan đến lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022; tổng số người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
Công ty An ninh mạng Singapore Group I-B công bố vụ tấn công lừa đảo sử dụng 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức tài chính, ngân hàng của Việt Nam, thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ năm 2022 đến nay; chợ đen mua bán thông tin thẻ tín dụng Biden Cash đã công khai cơ sở dữ liệu miễn phí gồm hơn hai triệu thẻ ghi nợ và tín dụng. Tình trạng mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng tác động xấu đến uy tín, thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay: Lừa đảo qua website, ứng dụng giả mạo; lừa đảo qua email; giả mạo mail cơ quan chức năng, tổ chức; lừa đảo qua mạng xã hội; lừa đảo qua cuộc gọi điện thoại. Trong số những nạn nhân của tội phạm mạng có cả người cao tuổi, sinh viên và thậm chí trẻ em.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA, các phương thức lừa đảo chủ yếu của tội phạm là: Tuyển cộng tác viên tham gia kinh doanh, buôn bán, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử (chiếm 44,7%); phát tán mã độc, tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo (17,3%); gọi điện giả danh lực lượng chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên ngân hàng, viễn thông...(11,6%); tạo lập các sàn giao dịch, kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, chứng khoán (13,2%); giả danh công ty tài chính, ứng dụng vay tiền (8,5%); một số hình thức lừa đảo khác (4,7%). Lực lượng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên toàn quốc đã phát hiện, tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc, tổng số tiền thiệt hại hơn 2.487 tỷ đồng.
Có một thực tế đáng quan ngại, nhận thức về an ninh, an toàn mạng của người dân và chủ thể các hệ thống công nghệ còn hạn chế, thiếu cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, không có kiến thức về bảo mật thông tin; hệ thống công nghệ thông tin quan trọng tồn tại điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật; việc thực thi, chấp hành quy định bảo vệ dữ liệu chưa nghiêm; năng lực đối phó với tấn công mạng ở các hình thức tinh vi hơn còn hạn chế…
Vào cuộc đồng loạt
Trước tình hình tội phạm mạng hoành hành, Bộ Công an đã phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội An ninh mạng đã ban hành các quy định, hướng dẫn và đồng hành cùng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống lừa đảo trên không gian mạng. Ông Trần Quang Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, chúng tôi đã và đang triển khai các chiến dịch tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, địa phương; xuất bản hơn 2.000 video, 1.550 bài viết tuyên truyền... đạt 2,1 tỷ lượt xem từ 20,85 triệu người dùng.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên không gian mạng Việt Nam phải tuân thủ và gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu; Bộ sẽ tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Bộ Công an đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ công tác nhằm huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm trên không gian mạng. Kết quả, trong năm 2023, các đơn vị đã đấu tranh, khởi tố hơn 1.500 vụ án, với hơn 500 bị can, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, răn đe, trấn áp các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an triển khai nhiều nhiệm vụ công tác nhằm huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Đáng chú ý, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, internet trong nước, ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới Google, Facebook... tiến hành rà soát, ngăn chặn hàng chục nghìn trang mạng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA đưa ra giải pháp định danh người dùng dịch vụ số trên không gian mạng theo hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kiên quyết loại bỏ sim số rác; rà quét các tài khoản, các truy cập dịch vụ viễn thông nặc danh, số điện thoại giả mạo, các địa chỉ mạng vi phạm.
Về giải pháp phòng chống lừa đảo, các doanh nghiệp chủ động cập nhật, ứng dụng nhiều giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mạng phù hợp với thế mạnh, tạo thành thế trận hiệp đồng tác chiến phòng chống tội phạm mạng. Ông Nguyễn Thế Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học dữ liệu, Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) cho biết, chúng tôi đã ứng dụng AI Big Data trong fintech để phòng chống giao dịch nghi ngờ, lạm dụng ưu đãi, phát hiện tài khoản giả mạo, tạo môi trường an toàn cho người dùng…
Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tội phạm trên không gian mạng sẽ từng bước được ngăn chặn với mục tiêu bảo đảm cao nhất an ninh con người, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA cho biết: Cổng Cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, trong đó 91% liên quan đến lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022; tổng số người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
Công ty An ninh mạng Singapore Group I-B công bố vụ tấn công lừa đảo sử dụng 240 tên miền liên kết giả mạo nhằm mạo danh 27 tổ chức tài chính, ngân hàng của Việt Nam, thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ năm 2022 đến nay; chợ đen mua bán thông tin thẻ tín dụng Biden Cash đã công khai cơ sở dữ liệu miễn phí gồm hơn hai triệu thẻ ghi nợ và tín dụng. Tình trạng mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng tác động xấu đến uy tín, thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay: Lừa đảo qua website, ứng dụng giả mạo; lừa đảo qua email; giả mạo mail cơ quan chức năng, tổ chức; lừa đảo qua mạng xã hội; lừa đảo qua cuộc gọi điện thoại. Trong số những nạn nhân của tội phạm mạng có cả người cao tuổi, sinh viên và thậm chí trẻ em.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA, các phương thức lừa đảo chủ yếu của tội phạm là: Tuyển cộng tác viên tham gia kinh doanh, buôn bán, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử (chiếm 44,7%); phát tán mã độc, tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo (17,3%); gọi điện giả danh lực lượng chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên ngân hàng, viễn thông...(11,6%); tạo lập các sàn giao dịch, kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, chứng khoán (13,2%); giả danh công ty tài chính, ứng dụng vay tiền (8,5%); một số hình thức lừa đảo khác (4,7%). Lực lượng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên toàn quốc đã phát hiện, tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc, tổng số tiền thiệt hại hơn 2.487 tỷ đồng.
Có một thực tế đáng quan ngại, nhận thức về an ninh, an toàn mạng của người dân và chủ thể các hệ thống công nghệ còn hạn chế, thiếu cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, không có kiến thức về bảo mật thông tin; hệ thống công nghệ thông tin quan trọng tồn tại điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật; việc thực thi, chấp hành quy định bảo vệ dữ liệu chưa nghiêm; năng lực đối phó với tấn công mạng ở các hình thức tinh vi hơn còn hạn chế…
Vào cuộc đồng loạt
Trước tình hình tội phạm mạng hoành hành, Bộ Công an đã phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội An ninh mạng đã ban hành các quy định, hướng dẫn và đồng hành cùng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống lừa đảo trên không gian mạng. Ông Trần Quang Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, chúng tôi đã và đang triển khai các chiến dịch tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, địa phương; xuất bản hơn 2.000 video, 1.550 bài viết tuyên truyền... đạt 2,1 tỷ lượt xem từ 20,85 triệu người dùng.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên không gian mạng Việt Nam phải tuân thủ và gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu; Bộ sẽ tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Bộ Công an đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ công tác nhằm huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm trên không gian mạng. Kết quả, trong năm 2023, các đơn vị đã đấu tranh, khởi tố hơn 1.500 vụ án, với hơn 500 bị can, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, răn đe, trấn áp các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an triển khai nhiều nhiệm vụ công tác nhằm huy động sức mạnh, hình thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Đáng chú ý, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, internet trong nước, ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới Google, Facebook... tiến hành rà soát, ngăn chặn hàng chục nghìn trang mạng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - NCA đưa ra giải pháp định danh người dùng dịch vụ số trên không gian mạng theo hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kiên quyết loại bỏ sim số rác; rà quét các tài khoản, các truy cập dịch vụ viễn thông nặc danh, số điện thoại giả mạo, các địa chỉ mạng vi phạm.
Về giải pháp phòng chống lừa đảo, các doanh nghiệp chủ động cập nhật, ứng dụng nhiều giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mạng phù hợp với thế mạnh, tạo thành thế trận hiệp đồng tác chiến phòng chống tội phạm mạng. Ông Nguyễn Thế Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học dữ liệu, Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) cho biết, chúng tôi đã ứng dụng AI Big Data trong fintech để phòng chống giao dịch nghi ngờ, lạm dụng ưu đãi, phát hiện tài khoản giả mạo, tạo môi trường an toàn cho người dùng…
Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tội phạm trên không gian mạng sẽ từng bước được ngăn chặn với mục tiêu bảo đảm cao nhất an ninh con người, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
(Theo nhandan.vn)