Thứ Sáu, 06/11/2015, 09:42 (GMT+7)
.

Về thăm Làng cổ  Đông Hòa Hiệp

Làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mekong, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam. Làng cổ Đông Hòa Hiệp có 6 ấp, với 3.636 hộ dân sinh sống. 
 
Theo tư liệu lịch sử, làng Đông Hòa Hiệp được hình thành từ thế kỷ thứ XVIII. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên vùng đất Đông Hòa Hiệp có nhiều ngôi nhà đuợc xây cất bằng các loại gỗ quý, mái lợp ngói, cao và rộng, kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
 
Các ngôi nhà ở đây dù trải qua nhiều thời gian và những biến cố của chiến tranh nhưng vẫn giữ được nhiều giá trị kiến trúc. Hiện trên địa bàn xã có 7 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 năm đến 220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 80 - 100 năm. 
 
Đông Hòa Hiệp là 1 trong 3 làng cổ của Việt Nam được Tổng cục Du lịch Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn. Với những lợi thế sẵn có và sự đầu tư của Tổ chức JICA đã làm cho du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp ngày càng khởi sắc. Hàng năm làng cổ này đón khoảng 100.000 lượt du khách, chủ yếu là du khách quốc tế.
 
Đặc biệt, trong 3 ngày 6 đến 8-11-2015, tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp sẽ diễn ra Lễ hội Du lịch lần thứ II-2015. Đây là lễ hội được tổ chức 2 năm/lần, với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.
 
Một góc Làng cổ Đông Hòa Hiệp.
Một góc Làng cổ Đông Hòa Hiệp.
Ngôi nhà cổ của ông Ba Đức được xây dựng từ năm 1850 giữa khu vườn rộng hơn 2 ha, mang vẻ đẹp của kiến trúc Đông - Tây kết hợp.
Ngôi nhà cổ của ông Ba Đức được xây dựng từ năm 1850 giữa khu vườn rộng hơn 2 ha, mang vẻ đẹp của kiến trúc Đông - Tây kết hợp.
Du khách tham quan ngôi nhà cổ của ông Ba Đức.
Du khách tham quan ngôi nhà cổ của ông Ba Đức.
Chính giữa gian nhà trước của ông Ba Đức có 4 cột tròn bằng gỗ căm xe càng làm nổi bật sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Với lối kiến trúc độc đáo, nhà cổ ông Ba Đức đã được công nhận là Di tích cấp tỉnh và là điểm tham quan du lịch homestay hấp dẫn du khách quốc tế.
Chính giữa gian nhà trước của ông Ba Đức có 4 cột tròn bằng gỗ căm xe càng làm nổi bật sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Với lối kiến trúc độc đáo, nhà cổ ông Ba Đức đã được công nhận là Di tích cấp tỉnh và là điểm tham quan du lịch homestay hấp dẫn du khách quốc tế.
Nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp) được xây dựng vào năm 1838, rộng gần 1.000 m2, gồm 5 gian làm bằng gỗ quý với 108 cột gỗ. Ngôi nhà cổ này được mệnh danh là “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp) của Việt Nam và được Tổ chức JICA tài trợ kinh phí 1,8 tỷ đồng để trùng tu vào năm 2002.
Nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp) được xây dựng vào năm 1838, rộng gần 1.000 m2, gồm 5 gian làm bằng gỗ quý với 108 cột gỗ. Ngôi nhà cổ này được mệnh danh là “cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp) của Việt Nam và được Tổ chức JICA tài trợ kinh phí 1,8 tỷ đồng để trùng tu vào năm 2002.
Bến tàu du lịch do Tổ chức JICA đầu tư và đưa vào hoạt động từ năm 2013 tại xã Đông Hòa Hiệp đã tạo điều kiện  cho làng cổ này phát triển du lịch.
Bến tàu du lịch do Tổ chức JICA đầu tư và đưa vào hoạt động từ năm 2013 tại xã Đông Hòa Hiệp đã tạo điều kiện cho làng cổ này phát triển du lịch.
Bên trong nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt, các hoa văn chạm khắc trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất công phu theo kiểu nhà xưa của Nam bộ, luôn gây sự chú ý đối với du khách, nhất là khách nước ngoài.
Bên trong nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt, các hoa văn chạm khắc trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất công phu theo kiểu nhà xưa của Nam bộ, luôn gây sự chú ý đối với du khách, nhất là khách nước ngoài.
HỮU NGHỊ (thực hiện)
.
.
.