Độc đáo nghề khảm xà cừ trên tủ thờ
(ABO) Chúng tôi đến xã Tân Trung, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang vào những ngày cuối năm, nơi có Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công vang danh. Tủ thờ Gò Công nổi tiếng bởi chất lượng gỗ, tinh xảo từng công đoạn… Trong đó, có một công đoạn không thể thiếu để làm nên tủ thờ Gò Công, chính là công đoạn khảm xà cừ (hay còn gọi là cẩn xà cừ). Công đoạn này tạo nét độc đáo, tôn vinh giá trị của chiếc tủ thờ Gò Công.
Xã Tân Trung có 440 hộ làm nghề đóng tủ thờ, nhưng chỉ có hơn 10 hộ vừa đóng tủ vừa khảm xà cừ. Bởi nghề khảm xà cừ đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và phải có năng khiếu thì mới có thể làm được.
Khảm xà cừ sẽ làm tăng giá trị cũng như nét đẹp trang nghiêm của chiếc tủ thờ. |
Theo người thợ thì khảm xà cừ có 5 công đoạn, công đoạn đầu là vẽ tạo hình trên xà cừ và cưa xà cừ theo hình đã vẽ. |
Công đoạn thứ 2 là dán hình xà cừ lên thân gỗ. |
Công đoạn thứ 3 là tạo hình hay còn gọi là đục hình lên thân gỗ. Ngày nay, ngày thợ dùng tay điều khiển máy đục, nhưng áp lực của công việc này rất lớn, bởi chỉ cần sơ suất nhỏ sẽ làm hư mặt gỗ. |
Hiện đã có những chiếc máy đục tự động hỗ trợ rất nhiều cho người thợ, vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo ra nhiều sản phẩm. |
Công đoạn thứ 4 là vô keo và dán xà cừ vào mặt gỗ đã được đục hình. |
Công đoạn cuối cùng là tách, tạo đường nét trên xà cừ. Với những sản phẩm tủ thờ cao cấp thì người thợ càng phải tỉ mỉ, kỳ công tách từng chi tiết. |
Bên cạnh đó, việc tách, tạo đường nét trên xà cừ còn được thực hiện bằng máy. |
Cẩn xà cừ lên các thanh viền cũng được người thợ làm thật tỉ mỉ. |
Tùy theo chất liệu gỗ và loại xà cừ được khảm mà mỗi chiếc tủ thờ có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, thậm chí có chiếc tủ thờ lên đến hơn 100 triệu đồng. |
PHƯƠNG MAI (thực hiện)
.