.
Vụ thảm sát 16 dân thường ở Afghanistan:

Nghi phạm có thể đối diện với án tử hình

Cập nhật: 15:44, 14/03/2012 (GMT+7)

Hình ảnh thiệt mạng của phần lớn phụ nữ và trẻ em được ghi lại ở tỉnh Kandahar (miền Nam Afghanistan) đã làm nổ ra một làn sóng giận giữ từ Afghanistan yêu cầu Mỹ rút quân ra khỏi quốc gia này ngay lập tức, trong khi Washington đang cố gắng thương lượng cho sự hiện diện lâu dài của mình để duy trì sự ổn định.

Người đàn ông Afghanistan ngồi bên cạnh xác những người trong vụ thảm sát 16 dân thường ở tỉnh Kandahar vào ngày 11-3 vừa qua
Người đàn ông Afghanistan ngồi bên cạnh xác những người trong vụ thảm sát 16 dân thường ở tỉnh Kandahar vào ngày 11-3 vừa qua

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cố gắng miêu tả sự việc trên chỉ là một sự kiện đơn độc mà không làm thay đổi kế hoạch rút dần lực lượng quân đội Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014.

Trong một chuyến bay đến Kyrgyzstan, ông Panetta đã nói với các nhà báo: “Chiến tranh là địa ngục. Những sự cố và sự kiện sẽ và đã diễn ra trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, đó là những sự kiện khủng khiếp. Đây không phải là những sự kiện đầu tiên và có lẽ cũng không là lần cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi không cho phép những sự kiện này làm suy yếu nhiệm vụ hoặc chiến lược mà chúng tôi đang tham gia.”

Lần đầu tiên khi trả lời các câu hỏi về những hình ảnh bạo lực, Bộ trưởng Panetta cho rằng các quan chức Mỹ vẫn chưa chắc chắc về động cơ đằng sau hành động đó.

Sáng 11-3 (giờ địa phương), một binh sĩ Mỹ bước ra khỏi căn cứ của anh ta ở tỉnh Kandahar và bắn chết 16 dân thường ở hai làng Alokozai và Garrambai thuộc tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan.

Hãng tin Fox News đã cung cấp một số chi tiết về nghi phạm trong vụ thảm sát trên, đã bị bắt giữ ở Afghanistan. Nghi phạm 38 tuổi tham gia quân ngũ được 11 năm và đã đến Iraq 3 lần. Ngày 3-12-2011, anh ta được đưa đến Afghanistan cùng với tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 thuộc sư đoàn 2 bộ binh và sau đó được biệt phái tham gia chương trình ổn định ở làng Belambai, cách nơi xảy ra vụ thảm sát gần 1 km.

 

Ông cho biết sự việc này sẽ được xử lý theo hệ thống công lý của quân đội Mỹ. Khi được hỏi liệu một án tử hình có thể áp dụng trong trường hợp này hay không, Panetta trả lời: “Theo sự hiểu biết của tôi trong trường hợp này thì án tử hình có thể là một xem xét”.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, người lính (tên chưa được công bố) đi ra ngoài vào buổi sáng, đến các ngôi nhà rồi xả súng bắn vào các gia đình. Sau đó, anh ta trở về doanh trại và nói với mọi người về những điều anh ta thấy được.

Trong khi các quan chức Mỹ tìm mọi cách để vụ thảm sát không ảnh hưởng đến sự hiện diện của quân đội Mỹ với khoảng 90.000 người, chính quyền Afghanistan đã phản ứng mạnh mẽ và nghi ngờ về sự hiện diện của quân đội phương Tây hơn một thập kỷ qua.

Tháng qua, sự kiện đốt kinh Koran trong một cơ sở quân sự của NATO đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình bạo lực khắp đất nước và hàng loạt các cuộc tấn công nhằm vào binh lính phương Tây.

Chuỗi các sự kiện đó gồm một đoạn video của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đi tiểu trên xác chết của các chiến binh Taliban, đã đặt ra câu hỏi về chiến lược đào tạo lực lượng an ninh Afghanistan để tiếp nhận khi lực lượng NATO rút khỏi.

PHÙNG LONG

(theo Reuters

.
.
.