.

Cách lựa chọn việc làm chuẩn nhất cho sinh viên mới ra trường

Cập nhật: 09:42, 30/08/2024 (GMT+7)

Công việc đầu tiên sau khi ra trường có thể ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp trong tương lai của bạn. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm để tìm được công việc như ý nên bạn sẽ thường phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí sai lầm. Cách tốt nhất bạn cần làm là dựa trên những tiêu chí quan trọng để rút ngắn thời gian tìm việc và giúp bạn lựa chọn được công việc chất lượng.

Vậy bạn nên lựa chọn việc làm 24h dựa vào những căn cứ nào? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
 
 

 

Đánh giá lại kỹ năng và đam mê

Trước tiên, bạn nên dành thời gian để đánh giá sở thích và kỹ năng của mình. Đây là hai yếu tố đặc biệt quan trọng giúp bạn xác định được khả năng có thể gắn bó và vượt qua khó khăn trong công việc. Hãy suy nghĩ về điều bạn thực sự thích, muốn theo đuổi và gắn bó lâu dài. Bạn cũng nên nhìn lại suốt quá trình học tập, các công việc đã trải qua ngay cả công việc bán thời gian, gia sư... để đánh giá kỹ năng nổi trội của bản thân.

Sau khi xác định rõ ràng hai điều này, bạn hãy lựa chọn việc làm. Nó có thể là việc hoàn toàn không liên quan đến kiến thức chuyên môn đã học. Ví dụ, nếu có sở thích về thiết kế và kỹ năng vững về phần mềm thiết kế đồ họa, bạn có thể cân nhắc các vị trí trong ngành thiết kế hoặc truyền thông.

Nghiên cứu xu hướng ngành nghề

Mỗi ngành nghề đều mang tính xu hướng, phụ thuộc vào nhu cầu xã hội ở từng thời điểm. Trên thực tế, có ngành đang “hot” ở hiện tại nhưng sau 5-10 năm có thể không còn được đánh giá cao hoặc bị thay thế bởi công nghệ.

Do đó, khi tìm việc ngoài căn cứ vào sở thích và đam mê thì bạn cần phải có kiến thức về xu hướng ngành. Bạn hãy đọc các báo cáo chuyên ngành, tham gia các hội thảo, hội nghị liên quan, phân tích xu hướng thị trường việc làm, xã hội…. để tìm ra ngành nghề tiềm năng, bền vững nhằm có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

 

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Tùy vào từng giai đoạn nghề nghiệp, bạn có những mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, cả ngắn hạn và dài hạn.

Ví dụ, nếu muốn trở thành leader sớm thì hãy tìm những công việc giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Bạn có thể ứng tuyển vị trí trợ lý dự án nếu mục tiêu trở thành quản lý. Nếu mục tiêu trước mắt của bạn sau khi ra trường chỉ là tìm môi trường làm việc chuyên nghiệp, học hỏi kỹ năng thì bạn có thể để mục tiêu thu nhập thấp hơn. Tất nhiên cũng đừng quên xem xét các phúc lợi khác như bảo hiểm, nghỉ phép, các chương trình đào tạo… Căn cứ vào điều này giúp bạn có thêm cơ sở tìm được công việc tốt nhất.
 

 

Tìm hiểu môi trường làm việc mong muốn

Môi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng và hiệu suất công việc của bạn. Hãy tìm hiểu về văn hóa làm việc của công ty, phong cách quản lý và môi trường làm việc. Một công ty có môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ sự phát triển cá nhân là lựa chọn tốt cho bạn.

Bạn đừng quên tìm hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, xem giá trị, nguyên tắc công ty có phù hợp không. Vì điều này tác động không nhỏ tới hiệu quả công việc và mức độ gắn bó của bạn. Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự bền vững và bảo vệ môi trường, làm việc tại công ty có cam kết bảo vệ môi trường sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với công việc.

Chọn vị trí địa lý và lịch làm việc

Bạn không nên bỏ qua hoặc coi nhẹ vị trí địa lý và lịch làm việc của công ty. Có thể ban đầu điều này không ảnh hưởng quá nhiều nhưng về lâu dài, đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất công việc thậm chí cả chất lượng cuộc sống của bạn.

Bạn cần xem xét bản thân có sẵn sàng đi xa, di chuyển đến một thành phố khác, làm việc theo ca, hay thường xuyên đi công tác không? Hãy trả lời câu hỏi này trước khi quyết định lựa chọn việc làm.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia, người thân

Đừng âm thầm tìm việc một mình nhất là khi bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia tuyển dụng, người thân, những người đã và đang làm công việc bạn hướng tới.

Nếu có thể, hãy trò chuyện với những người đã làm việc tại công ty hoặc trong ngành nghề bạn quan tâm. Họ sẽ cung cấp thông tin quý giá về môi trường làm việc, yêu cầu công việc, các yếu tố cần cân nhắc khi chọn việc thậm chí giúp bạn tìm được công việc tốt nhất.

Lắng nghe cảm xúc cá nhân

Cảm giác hứng thú, sự hào hứng về công việc, mức độ tự tin khi nghĩ đến nó là dấu hiệu cho thấy bạn đã tìm được công việc phù hợp. Ngược lại, bạn cũng đừng ngần ngại từ chối các cơ hội nếu cảm thấy căng thẳng, không thích thú và chưa phù hợp. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy đó chưa phải là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Bạn cũng nên cho mình cơ hội trải nghiệm, biết đâu trải qua một vài công việc, bạn mới nhận ra đam mê và thế mạnh lớn nhất của mình. Do đó, bạn hãy lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân.

Dựa vào các tiêu chí trên sẽ giúp bạn không chỉ lựa chọn việc làm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn hỗ trợ bạn đạt được các mục tiêu lâu dài trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

NGUYỄN LÝ


 

.
.
.