.

Để mọi người dân đồng thuận, ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Cập nhật: 09:16, 05/08/2021 (GMT+7)

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 (gọi tắt là vắc xin) để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin và đang đàm phán mua 55 triệu liều vắc xin nữa.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm cho Tiền Giang 2.219.628 liều vắc xin trong tháng 8-2021. Được biết, đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã phân bổ 15 đợt vắc xin cho Tiền Giang với 234.970 liều. Trong số này, tỉnh đã tiếp nhận bảo quản và phân phối 114.090 liều, đạt tỷ lệ 58,1%.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 với mục tiêu cụ thể đến hết quý I-2022 trên 70% dân số tỉnh Tiền Giang được tiêm vắc xin.

b
Ảnh: Hạnh Nga.

Đây là thông tin đem đến sự phấn khởi cho nhân dân tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp bởi dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Vì thế, mọi người dân cần nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; trong đó, chú trọng Nghị quyết 21 ngày 26-2-2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

Từ đó, người dân đồng thuận và ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng. Cần nắm vững Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 của tỉnh; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong phòng, chống dịch Covid-19. Nắm vững các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng. Người dân đi tiêm chủng khi đến lượt và tích cực ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam.

Muốn vậy, các hoạt động truyền thông phải kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình; các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.

Tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Sử dụng tài liệu truyền thông được cung cấp trên Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin để truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.

Thực hiện Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về Chiến dịch. Triển khai Đường dây nóng của Bộ Y tế và các địa phương cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tập huấn truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và truyền thông về sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng.

M.T

.
.
.