Thứ Bảy, 26/02/2022, 14:16 (GMT+7)
.

Ukraine và bài học tự cường

Ngay lúc này, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất về Đông Âu là vì sao ông Putin khăng khăng can thiệp vào Ukraine?

Ukraine chưa bao giờ yên ả từ đầu thế kỷ 21 đến nay: bạo loạn, lật đổ, ly khai, biểu tình, xung đột sắc tộc, mãi không giải đáp được vấn đề lẽ ra phải thuộc về quyền tự quyết dân tộc “thân Nga hay thân phương Tây”.

Ukraine từng là cường quốc trong thế kỷ 20, trung tâm kinh tế, quốc phòng sầm uất nhất Liên bang Xô viết. Kiev tự nguyện nộp vũ khí hạt nhân theo tiếng gọi Nga, Mỹ; đặt bút ký vào thỏa thuận Minks, cam kết Budapest cũng chỉ vì muốn yên ổn.

Việc Ukraine nắm giữ vị trí “địa chính trị”, ngả về phương Tây cũng giống như một số quốc gia Đông Nam Á có vai trò đặc biệt quan trọng với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay.

Nhưng từ quốc gia giàu tài nguyên, có tiềm năng phát triển hàng đầu ở khu vực Đông Âu, Ukraine đã đi xuống trong nhiều năm gần đây do nhiều nguyên nhân. Và hơn lúc nào hết Người Ukraine đang thấm thía bài học về sự tự cường hơn bao giờ hết…

Ukraine đã là một bài học xương máu về sự tự lực, tự cường. Bên cạnh đối sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo đi giữa “hai làn đạn”, cần trang bị nội lực kinh tế, quốc phòng đủ mạnh. Nếu cần cũng phải giải quyết mâu thuẫn bằng vũ trang.

Chiến tranh là đường cùng, nên tốt nhất nên dựa vào sức mạnh của ngoại giao, cân bằng quan hệ giữa các cường quốc. Chẳng thể có hòa bình khi trông chờ vào bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào. Cũng như vậy, mối quan hệ một chiều không thể là lối ra của hòa bình.

(Theo enternews.vn)

.
.
.