Thứ Hai, 20/11/2023, 11:01 (GMT+7)
.

Khi cấp trên chỉ đạo sai

Lo sợ bị mất "miếng cơm manh áo", hoặc do áp lực vì nể nang, e ngại uy quyền của cấp trên, nhiều cán bộ đã "tặc lưỡi" tiếp tay cho những chỉ đạo sai để rồi phải trả giá đắt. Cấp trên lộng quyền, lạm quyền đưa ra những chỉ đạo sai mang tính cá nhân, lợi ích nhóm đã không còn là chuyện hiếm trong các vụ án về tham nhũng, tiêu cực đã và đang được xét xử.

Trong thực tế khi cấp trên chỉ đạo sai thì cấp dưới có ba tình huống ứng xử của cấp dưới đã đã xảy ra:

Tình huống thứ nhất là, cấp dưới không nhận biết cấp trên chỉ đạo sai nên theo nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên đã nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, điều hành và phân công công việc của cấp trên. Ở trường hợp này khi cấp trên chỉ đạo đúng thì không có gì để nói, nhưng nếu chỉ đạo sai thì cấp dưới củng bị vạ lây.

Tình huống thứ hai là, một bộ phận cấp dưới “tặc lưỡi” cho qua, không dám phản đối, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và được xác định là biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhận định, hiện tượng này xuất hiện ở nhiều cơ quan, đơn vị, là căn nguyên khiến sức chiến đấu của tổ chức Đảng suy giảm và có nơi, có lúc bị vô hiệu hóa. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bổ sung nội dung này vào Quy định 37 ngày 25-10-2021 về những điều đảng viên không được làm là “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Như vậy, khi cấp trên chỉ đạo sai, cấp dưới im lặng chấp nhận cũng là suy thoái.

Tình huống thứ ba là, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật là, khi có căn cứ cho rằng cấp trên chỉ đạo sai thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.

Cách ứng xử này là đúng nhưng đều hòi cấp dưới phải dũng cảm bản lĩnh, thấy đúng dám bảo vệ, thấy sai dám đấu tranh. Đồng thời, cần có quy định kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, bảo vệ cán bộ thấy đúng dám bảo vệ, thấy sai dám đấu tranh. Bên cạnh đó, cấp trên trực tiếp của cấp trên trực tiếp của người ra quyết định cũng sớm xem xét báo cáo của người phản đối quyết định.

Vì vậy, cấp dưới phải có cách ứng xử, khôn ngoan, đúng pháp luật khi cấp trên ra mệnh lệnh trái pháp luật để tự cứu mình, cứu công việc của mình, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

M.T

.
.
.