.

Sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi - mừng hay lo?

Cập nhật: 16:54, 26/11/2023 (GMT+7)

Trường Đại học Bách Khoa chỉ có trung bình chỉ trên 25% sinh viên tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái chỉ 16% đạt loại giỏi.

Hiếu học, trọng chữ nghĩa là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ cái nếp mà nền giáo dục phong kiến đào tạo gồm hệ thống: thi hương, thi hội, thi đình. Đào tạo tú tài, cử nhân theo công thức “nhất cử, tam tú”, phó bảng... đến mức cao là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa vẫn căn bản lấy văn chương thơ phú ..chấm điểm phân loại. Còn về khoa học, kỹ thuật cùng các ngành học quan trọng khác lại chưa được chú trọng đúng mức.

Tư duy học giỏi, thi đỗ làm quan “vinh thân phì gia”, “một người làm quan cả họ được nhờ” ăn sâu trong tư duy người Việt. Cho nên, việc học chuộng lý thuyết, hàn lâm chiếm ưu thế hơn các ngành học có tính thực tiễn ứng dụng cao trong cuộc sống.

Thói quen đó góp phần thành nguyên nhân đánh giá chất lượng đào tạo thông qua kết quả trên tấm bằng đại học, cao đẳng gần đây nảy sinh bất cập. Người ta nghi ngờ về chất lượng của tấm bằng đỏ khi có trường tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc lên tới gần 70%. Kết quả này đúng thì sinh viên Việt Nam quá giỏi.

a
Trường Đại học Bách Khoa chỉ có trung bình chỉ trên 25% sinh viên tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc.

Thập niên 60, cả làng, cả xã mới có một người thi đỗ đại học. Thập niên70, 80, 90, thi đỗ đại học vẫn là niềm tự hào khi tỉ lệ thi đỗ rất thấp mà chất lượng sinh viên lại rất cao. Vào trường chăm chỉ học hành cũng chỉ đạt mức khá, phải thực sự xuất sắc mới đạt hạng giỏi, cả lớp năm bảy chục người cũng chỉ được dăm ba người.

Khi mở cửa giáo dục, các trường Đại học dân lập bùng nổ, hàng loạt trường đại học, cao đẳng ồ ạt thành lập dẫn đến thiếu sinh viên. Bộ phận tuyển sinh phải hạ tiêu chuẩn đi “vơ bèo vạt tép” cho đủ lượng người mở lớp. Chất lượng thi tuyển đầu vào bị hạ thấp, trừ những trường hàng đầu như Ngoại thương, Bách Khoa, Y, Dược, Viện Khoa học kỹ thuật Quân sự…

Trước đây, có tấm bằng giỏi rất khó, ngoài năng lực thực sự có thể phải giỏi cả quan hệ mới được. Có bằng giỏi dễ xin việc, được đánh giá cao ngay từ khi tuyển dụng.

Đào tạo ở bậc Đại học là dạy cách tự học, nghiên cứu theo tư duy Đại học, kiến thức học trong trường khi tốt nghiệp sẽ là kiến thức cũ tính ứng dụng không cao. Sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng đều phải đào tạo lại. Chứng tỏ chương trình học trong trường chưa sát với thực tế với doanh nghiệp, thị trường yêu cầu. Sinh viên học giỏi có yếu tố cần nhưng chưa là yếu tố đủ để được việc, có hiệu quả cao. Trong khi doanh nghiệp cần người làm được việc, giải quyết việc hiệu quả.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, sinh viên tiếp cận kho thông tin kiến thức khổng lồ, dễ dàng hơn thế hệ trước. Sự năng động, sáng tạo, tiến bộ có nhiều, thế mà vẫn thiếu phát minh, sáng chế. Việc nâng được mức đánh giá của thế giới đối với chất lượng tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam ngang bằng các trường đại học quốc tế vẫn rất khó.

Đổi mới, liên kết với trường quốc tế, mở các hệ đào tạo quốc tế, vậy mà dù không thiếu nhân tài, giáo dục đào tạo Việt Nam vẫn chưa đạt được như kì vọng. Nhìn vào tỉ lệ tốt nghiệp xuất sắc, giỏi càng cao thì lại lo nhiều hơn mừng.

Hiện nay, đánh giá sinh viên không chỉ mỗi mà đánh giá toàn diện hơn với hình thức mới như: tiểu luận, thuyết trình, team work… Do vậy sinh viên có thêm nhiều cơ hội để cộng điểm xếp loại cho bản thân qua các hoạt động khác.

Các thầy cô vẫn có ưu ái nới tay khi cho điểm, đánh giá sinh viên, do tâm lý “chẳng mất gì” mà sinh viên ra trường dễ xin việc. Điều này làm cho sinh viên không nắm rõ được năng lực thật của mình đang ở mức nào, mà phụ thuộc đánh giá của thầy cô.

Nơi làm việc chú trọng năng lực, kỹ năng xử lý công việc, cầm bằng giỏi mà làm việc với sếp nước ngoài tiếng Anh ú ớ, phản ứng chậm chạp, thì chẳng khác gì bằng giả. Nghịch lý nằm ở chỗ những trường đại học danh tiếng lựa chọn đầu vào khó, sinh viên ưu tú thì tốt nghiệp lại có tỉ lệ giỏi, xuất sắc không cao.

Trường Đại học Bách Khoa chỉ có trung bình chỉ trên 25% sinh viên tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái chỉ 16% đạt loại giỏi.Trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh vài năm nay tỉ lệ xếp loại tốt nghiệp là 75% đạt mức khá, 20% đạt loại giỏi, 0.5% xuất sắc… cho dù thi đầu vào những trường này đều khó. Hoàn toàn không có chuyện như nói đùa: “Đừng có lởn vởn gần cổng trường Đại học vào mùa tuyển sinh, sẽ bị bế vào bắt nhập học”.

Rõ ràng, việc đánh giá xếp loại sinh viên tốt nghiệp cần xem xét lại để đánh giá đúng thực chất, năng lực sinh viên cũng như chương trình đào tạo cần đổi mới sát với yêu cầu của doanh nghiệp. Trung bình 04 năm Đại học là quãng thời gian sung sức nhất của đời người. Các trường đại học hãy trang bị cho sinh viên của mình những gì tinh tuý nhất, đánh giá xác thực nhất. Sinh viên tốt nghiệp cầm tấm bằng sẽ tự tin hơn khi bước ra cuộc sống hoà nhập với cuộc đời.

Theo diendandoanhnghiep.vn

.
.
.