Thứ Sáu, 30/08/2024, 19:57 (GMT+7)
.

Vị đắng mía đường

Hơn 24 năm trước, ngành nông nghiệp cơ bản đã hoàn thành chương trình “một triệu tấn đường đến năm 2000”. Vào đầu những năm 2000, sản lượng đường trong nước đã vượt 1 triệu tấn/năm, tức cung vượt cầu.

Đến nay, sau hơn một phần tư thế kỷ, đáng lẽ khi công nghệ chế biến đường tân tiến hơn, kỹ thuật lai tạo giống và trồng mía hiện đại hơn giúp gia tăng năng suất thì Việt Nam phải đáp ứng đủ nhu cầu đường trong nước, thậm chí xuất khẩu như các nước Thái Lan và Indonesia đã làm được nhưng thực tế lại khác.

Hàng loạt nhà máy đường ở miền Tây phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì không có mía nguyên liệu. Ảnh minh hoạ
Hàng loạt nhà máy đường ở miền Tây phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì không có mía nguyên liệu. Ảnh minh hoạ

Ngành mía mía đường ở hiện tại khá bi đát, sản lượng mía đường sụt giảm, thay vì 1,5 hay 2 triệu tấn đường mỗi năm thì chỉ đạt dưới 1 triệu tấn/năm, diện tích trồng mía teo tóp dần, người trồng mía lao đao.

Đến nay, sau hơn một phần tư thế kỷ, đáng lẽ khi công nghệ chế biến đường tân tiến hơn, kỹ thuật lai tạo giống và trồng mía hiện đại hơn giúp gia tăng năng suất thì Việt Nam phải đáp ứng đủ nhu cầu đường trong nước, thậm chí xuất khẩu như các nước Thái Lan và Indonesia đã làm được nhưng thực tế lại khác.

Ngành mía mía đường ở hiện tại khá bi đát, sản lượng mía đường sụt giảm, thay vì 1,5 hay 2 triệu tấn đường mỗi năm thì chỉ đạt dưới 1 triệu tấn/năm, diện tích trồng mía teo tóp dần, người trồng mía lao đao.

vào thời kỳ đỉnh cao, khu vực ĐBSCL có cả chục nhà máy đường hoạt động. Tuy nhiên, đến hiện tại chỉ còn ba nhà máy là nhà máy đường Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), nhà máy đường Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) và nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) nhưng chỉ hoạt động trong trạng thái cầm chừng. Đã có ít nhất 7 nhà máy đường ở vùng này đóng cửa, trong đó có nhà máy đường Hiệp Hòa ở Long An nổi tiếng hơn 25 năm trước.

Mía đường là lĩnh vực nhạy cảm bởi là ngành kinh tế gắn liền với mục tiêu an sinh xã hội, cải thiện đời sống nông dân trồng mía, nhất là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đây chính là lý do khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam bảo lưu và đưa mặt hàng này vào nhóm có hạn ngạch thuế quan hàng năm như bông vải, đường, muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm. Điều này có nghĩa nhà nhập khẩu được ưu đãi thuế quan trong hạn ngạch hàng năm còn nhập khẩu ngoài hạn ngạch thì áp thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.

Hơn hai chục năm qua, Việt Nam đã bảo vệ sản xuất mía đường trong nước như chống đường nhập lậu giá rẻ, hàng năm công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Gần đây, Việt Nam áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan; áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía được nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar.

Thế nhưng, các biện pháp nói trên vẫn không khả dĩ để cứu ngành mía đường ngày một đi xuống. Từ hơn 40 nhà máy đường vào đầu những năm 2000, niên vụ mía đường 2023-2024 chỉ còn 25 nhà máy hoạt động và nhiều nhà máy trong số này sản xuất cầm chừng với dự báo sản lượng đường chỉ 1 triệu tấn, nhỉnh hơn một chút so với 930.000 tấn của niên vụ trước.

25 năm trước, sản lượng đường trong nước 1 triệu tấn thì cung đủ cầu, nay 1 triệu tấn thì chỉ chừng 40-45% nhu cầu. Theo thông tin từ cơ quan hải quan, năm 2020 Việt Nam nhập 1,6 triệu tấn đường, năm 2021 tăng lên xấp xỉ 1,5 triệu tấn, đến năm năm 2022 do chế biến thực phẩm sau dịch bệnh khó khăn nên chỉ nhập 1,23 triệu tấn. Gần đây, trong một số diễn đàn, các nhà chế biến thực phẩm kiến nghị Bộ Công Thương nâng hạn ngạch thuế quan nhập đường lên 600.000 tấn mỗi năm do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.

Mấu chốt của ngành mía đường nằm ở trồng mía nhưng năng suất mía của Việt Nam hiện chỉ đạt 60-65 tấn/hécta, không ổn định và tăng trưởng ì ạch trong 20 năm qua. Trong khi đó, năng suất mía của Thái Lan đã đạt đến con số 75-90 tấn/héc ta.

Sản xuất manh mún, không tập trung quy mô diện tích lớn, nên dẫn tới giá thành trồng mía cao, nông dân thua lỗ và cây mía bị cạnh tranh đất trồng bởi các cây khác như sầu riêng, chuối, các loại cây ăn trái, cây công nghiệp. Thời hoàng kim, diện tích mía cả nước lên đến 260.000 hécta nhưng đến năm 2021, theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng mía chỉ còn 166.000 ha, sản lượng chỉ còn 10,7 triệu tấn, giảm 30-40% về diện tích và sản lượng so với trước năm 2020.

Nếu đà này kéo dài, có thể mươi, hai mươi năm nữa, cây mía đi vào vết xe đổ của cây bông vải hơn 10 năm trước. Lúc cực thịnh diện tích cây bông vải đã lên tới trên 30.000 héc ta, nhưng nay chừng vài ngàn héc ta. Giấc mơ lớn là 100.000 héc ta bông vải để thay thế bông xơ nhập khẩu đã đi vào ký ức.

Khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, không ít chuyên gia ngành nông nghiệp lo ngại toàn cầu hóa với các hiệp định thương mại tự do sẽ “giết chết” một số cây trồng nông nghiệp truyền thống của Việt Nam như mía, bông vải, lá thuốc lá… Thế nhưng, tới giờ này một số cây trồng nông nghiệp đang lụi tàn, manh mún dần lại do chính nội tại trong quy hoạch, đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chứ không phải do toàn cầu hóa. Cây mía và cây bông vải có thể là những minh họa điển hình nhất.

(Theo thesaigontimes.vn)

.
.
.