Thứ Hai, 27/08/2012, 07:34 (GMT+7)
.

Làm thế nào để giảm nguy cơ bị đột quỵ?

Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ. Ảnh: thuoconline.net
Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ. Ảnh: thuoconline.net

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê… và có thể tử vong.

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, đột quỵ thường xảy ra mà không có bất kỳ cảnh báo gì. Trong đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng, do vậy bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có liên quan đến gia tăng nguy cơ đột quỵ.

1. Muối:

Muối có chứa trong muối ăn, bột canh, nước mắm. Khi ăn mặn, chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim... Do đó, ăn mặn là nguyên nhân làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên giảm lượng muối tiêu thụ, điều này không chỉ giảm được nguy cơ đột quỵ mà còn cải thiện được sức khỏe nói chung.

2. Thịt đỏ:

Thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, không tốt cho những người muốn phòng tránh bệnh tim và đột quỵ. Nguyên nhân là do chất béo bão hòa trong thịt đỏ gây ra hiện tượng tích tụ mảng bám protein, làm tắc nghẽn động mạch, gia tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học, hemoglobin - chất đem lại hàm luợng sắt cao cho thịt đỏ - có thể là một mối nguy hiểm đặc biệt đứng trên phương diện đột qụy. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thịt đỏ đều gây ra tác hại. Thay vì ăn thịt đỏ, có thể ăn thịt gia cầm, cá và những nguồn protein tốt cho tim, đặc biệt là đậu, rau, các loại hạt, đậu hũ và các đồ bơ sữa không có chất béo.

3. Thực phẩm có chứa Transfat:

Các loại bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa (Transfat), hình thành từ quá trình hydro hóa dầu ăn trong khi chế biến.

Theo các nhà khoa học, Transfat là loại chất béo nguy hiểm, có thể gây tắc động mạch, tăng mức độ tập trung lipit, cholesterol xấu trong máu và hạ thấp hàm lượng cholesterol tốt.

Theo nghiên cứu, Transfat thúc đẩy quá trình viêm, “thủ phạm” phổ biến ở hầu hết các bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng, không chỉ là bệnh tim hay đột quỵ. Tuy nhiên, cơ thể khỏe mạnh cũng cần đến lượng chất béo với mức phù hợp và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

4. Thực phẩm chế biến sẵn:
 
Các loại thực phẩm chế biến sẵn: thịt xông khói, xúc xích... chứa nhiều natri và chất bảo quản. Natri nitrat và nitrit trong những loại thực phẩm này trực tiếp gây tổn hại mạch máu, khiến các động mạch cứng và hẹp lại.

Nghiên cứu cho thấy, natri làm tăng huyết áp - nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Tuy nhiên, các loại thực phẩm đóng hộp và được chế biến sẵn đều chứa natri để có hương thơm và mùi vị tươi ngon.

5. Nước ngọt không đường:

Mặc dù nhiều người chọn cách thay thế đồ uống có đường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng để giảm cân nhưng đây vẫn có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Những người uống một lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng đều đặn hằng ngày tăng 48% nguy cơ bị đột quỵ so với người bình thường.

Ngoài ra, về mặt dinh dưỡng, thiếu Vitamin D cũng nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một yếu tố nguy cơ chính đối với đột quỵ.

HOÀNG AN

(Tổng hợp)
 

.
.
.