Dấu hiệu và sơ cứu khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ
Thời điểm giao mùa chính là lúc nhiều loại bệnh tật hoành hành, nguy cơ bị đột quỵ khi thời tiết giao mùa cũng tăng cao. Theo một số thống kê, cứ 45 giây trôi qua trên thế giới lại có ít nhất một người bị đột quỵ; cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể gây liệt nửa người, tay, chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức và có thể đi vào hôn mê nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách, vùng não đó sẽ chết và người bệnh hoàn toàn có thể tử vong.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang. |
Tại các bệnh viện hiện nay, bệnh nhân đột quỵ ngày gia tăng theo từng năm và số tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ đi. được biết triệu chứng đột quỵ còn được gọi còn gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh nhân sau đột quỵ là một gánh nặng lớn lẫn gia đình, xã hội.
Bác sĩ Nguyễn Bá Triệu, Khoa nội thần kinh BV Đa khoa Tiền Giang cho biết: "Thời gian vàng đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng."
Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong rất cao:
Dấu hiện nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ:
- Một người hoàn toàn bình thường đột nhiên bị đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, thậm chí mất ý thức.
- Một số trường hợp bị méo miệng, đang ăn đột nhiên rơi bát rơi đũa.
- Triệu chứng yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.
- Một số trường hợp liệt nửa người và mất ý thức.
Như vậy, tùy từng vị trí bị tổn thương mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau nhưng có điểm chung là bệnh nhân đột ngột không bình thường.
Cách sơ cứu khi phát hiện người đột quỵ:
Đầu tiên làm điện thoại cho xe cấp cứu của bệnh viện sau đó cho bệnh nhân nằm ở chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo.
Nếu bệnh nhân có hiện tượng nôn thì phải nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên, tránh sặc vào phổi.
Người thân tuyệt đối không đánh gió, nặn máu, nặn chanh, không cho uống thuốc không rõ nguồn gốc.
Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
Không sử dụng phương pháp truyền miệng, sau đó nửa ngày hoặc vài ngày mới vào cấp cứu làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị
Những việc làm này hoàn toàn không có lợi và chậm thời gian cấp cứu bệnh nhân. Và đặc biệt cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt.
BẢO LAM