Thứ Sáu, 25/03/2022, 21:40 (GMT+7)
.

Muỗi mang Wolbachia đã được thả tại TP. Mỹ Tho

(ABO) Sáng 25-3, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cùng Chương trình Muỗi thế giới (World Mosquito Program - WMP) đã tổ chức Lễ triển khai thả muỗi vằn mang Wolbachia tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang để phòng ngừa sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Tiến sĩ Claudi Surjadjaja, Giám đốc Chương trình Muỗi thế giới khu vực châu Á, Thái Bình Dương; Bác sĩ Nguyễn Hữu Diệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang…

Theo Tiến sỹ Claudi Surjadjaja, Giám đốc Chương trình Muỗi thế giới khu vực châu Á, Thái Bình Dương, SXH là bệnh nhiệt đới có tốc độ lây lan nhanh nhất, với 40% dân số thế giới có khả năng bị ảnh hưởng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp Wolbachia là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm số ca mắc SXH. Một thí nghiệm ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn vàng được thực hiện ở Yagyakarta (Indonesia) gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh SXH ở các khu vực được thả muỗi vằn mang Wolbachia giảm 77% so với khu vực không thả muỗi…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười kỳ vọng Dự án Thả muỗi mang Wolbachia sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả bệnh SXH trên địa bàn TP. Mỹ Tho và tiếp tục nhân rộng mang đến hiệu quả tích cực trong toàn tỉnh Tiền Giang.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười kỳ vọng Dự án Thả muỗi mang Wolbachia sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả bệnh SXH trên địa bàn TP. Mỹ Tho và tiếp tục nhân rộng mang đến hiệu quả tích cực trong toàn tỉnh Tiền Giang.
Theo Tiến sỹ Claudi Surjadjaja, Giám đốc Chương trình Muỗi thế giới khu vực châu Á, Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc bệnh SXH ở các khu vực được thả muỗi vằn mang Wolbachia ở Indonesia giảm 77% so với khu vực không thả muỗi.
Theo Tiến sĩ Claudi Surjadjaja, Giám đốc Chương trình Muỗi thế giới khu vực châu Á, Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc bệnh SXH ở các khu vực được thả muỗi vằn mang Wolbachia ở Indonesia giảm 77% so với khu vực không thả muỗi.

Phát biểu tại Lễ triển khai Chương trình thả muỗi vằn mang Wolbachia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười cho biết, số ca mắc và tử vong do bệnh SXH trong những năm gần đây tại Tiền Giang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Số ca mắc SXH diễn ra ở tất cả các tháng trong năm. Năm 2019, tỉnh Tiền Giang có hơn 6.000 ca mắc SXH và 3 trường hợp tử vong; năm 2020 có hơn 3.200 ca mắc; năm 2021 có khoảng 1.600 ca mắc và 1 trường hợp tử vong. Hy vọng phương pháp thả muỗi vằn mang Wolbachia trên địa bàn 8 phường của TP. Mỹ Tho sẽ giúp sớm kiểm soát hiệu quả bệnh SXH trên địa bàn và tiếp tục nhân rộng mang đến hiệu quả tích cực trong toàn tỉnh Tiền Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, chọn địa điểm thực hiện, tiếp cận người dân để tạo được sự đồng thuận cao.

Trứng muỗi vằn chứa Wolbachia được đóng thành viên nang, mỗi viên khoảng 400 trứng, thả vào những ly nước và treo ở khoảng 2.636 điểm trong khu vực dân cư của 8 phường, từ phường 1 đến phường 8 của TP. Mỹ Tho.
Trứng muỗi vằn chứa Wolbachia được đóng thành viên nang, mỗi viên khoảng 400 trứng, thả vào những ly nước và treo ở khoảng 2.636 điểm trong khu vực dân cư của 8 phường, từ phường 1 đến phường 8 của TP. Mỹ Tho.

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là lần đầu tiên muỗi vằn mang Wolbachia được thả tại 2 đô thị khu vực miền Nam là TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) và TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), là hai "điểm nóng" dịch SXH trong nhiều năm qua. SXH là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận trung bình khoảng 90 ngàn ca mắc với khoảng 70% số ca ghi nhận ở phía Nam. Đồng thời, ước tính hằng năm có hàng trăm ngàn ca không có triệu chứng, không được phát hiện nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác, khiến dịch bệnh khó kiểm soát.

Ở Việt Nam, phương pháp này đã được triển khai tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) từ năm 2013 với sự đồng thuận lớn của cộng đồng người dân nơi đây. Bộ Y tế đã cho phép tiếp tục thực hiện phương pháp này ở TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Theo kế hoạch, việc thả muỗi vằn mang Wolbachia ở TP. Mỹ Tho diễn ra trong 3 tháng liên tiếp với tổng số muỗi dự kiến hàng chục triệu con. Trứng muỗi vằn chứa Wolbachia được đóng thành viên nang, mỗi viên khoảng 400 trứng, thả vào những ly nước và treo ở khoảng 2.636 điểm trong khu vực dân cư của 8 phường, từ phường 1 đến phường 8 của TP. Mỹ Tho.

Việc thả muỗi vằn mang Wolbachia ở TP. Mỹ Tho diễn ra trong 3 tháng liên tiếp với tổng số muỗi dự kiến hàng chục triệu con.
Việc thả muỗi vằn mang Wolbachia ở TP. Mỹ Tho diễn ra trong 3 tháng liên tiếp với tổng số muỗi dự kiến hàng chục triệu con.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn… và cả một số loài muỗi thường đốt người (nhưng muỗi vằn truyền bệnh SXH thì lại không có vi khuẩn này).

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi có khả năng ức chế sự phát triển của vi rút Dengue (gây bệnh SXH), vi rút Zika và một số loại vi rút khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền vi rút gây bệnh sang người.

Một đặc điểm rất có ích là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng “ung”, do đó duy trì hiệu quả lâu dài nhờ quá trình cặp đôi, sinh sản tự nhiên, mà không làm tăng số lượng muỗi ở cộng đồng.

Treo ly chứa trứng muỗi mang Wolbachia trong khu dân cư tại các phường của TP. Mỹ Tho.
Treo ly chứa trứng muỗi mang Wolbachia trong khu dân cư tại các phường của TP. Mỹ Tho.

Đáng lưu ý, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi. Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong tế bào muỗi và duy trì ổn định qua các thế hệ một cách tự nhiên. 

Dự án sẽ tiến hành xác định tỷ lệ quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia ở TP. Mỹ Tho trong vòng 6 tháng sau khi hoàn tất phóng thả muỗi; xác định tính an toàn và hiệu quả trong phát triển tự nhiên của muỗi Aedes aegypti địa phương mang Wolbachia tạo ra trong môi trường; xác định tỷ lệ quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia dài hạn trong vòng từ 6 tháng đến 18 tháng sau khi hoàn tất phóng thả muỗi và ước tính tỷ lệ mắc mới SXH trong khu vực thả muỗi.

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng cho biết, mục tiêu là 5 tháng sau khi hoàn tất phóng thả muỗi, muỗi mang Wolbachia sẽ thay thế hoàn toàn muỗi tự nhiên tại khu vực thả muỗi.

THỦY HÀ - THANH HOÀNG

 

.
.
.