Thứ Năm, 14/07/2022, 14:58 (GMT+7)
.

Tiền Giang có gần 2.500 ca mắc sốt xuất huyết

(ABO) Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Võ Thanh Nhơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang cho biết: Kết quả ghi nhận qua phần mềm Thông tư 54 trong tuần 28 tính đến ngày 10-7, Tiền Giang ghi nhận gần 2.480 ca mắc sốt xuất huyết (SXH).

Cụ thể, số ca mắc SXH xảy ra tại huyện Cái bè 744 ca, huyện Cai Lậy 439 ca, huyện Châu Thành 401 ca, TX. Cai Lậy 359 ca, huyện Chợ Gạo 205 ca, TP. Mỹ Tho 193 ca, huyện Gò Công Đông 156 ca, huyện Gò Công Tây 93 ca, huyện Tân Phước 73 ca, TX. Gò Công 58 ca và huyện Tân Phú Đông 8 ca. Toàn tỉnh có 2 ca SXH tử vong.

Bác sĩ Võ Thanh Nhơn và cán bộ côn trùng CDC vừa kiểm tra lăng quăng hộ gia đình tại huyện Chợ Gạo. Địa phương vừa phát hiện ổ dịch và đã xử lý xong.
Bênh nhi SXH đang điều trị tại bệnh viện.

Đặc biệt, trong tuần 28 (từ ngày 4 đến 10-7), toàn tỉnh có 258 ca mắc, so với tuần cùng kỳ năm 2021 tăng trên 500% ở hầu hết 11 huyện, thị, thành. Các huyện có số ca mắc cao trong tuần là Cái Bè 73 ca; Cai Lậy 45 ca; Châu Thành 28 ca; Gò Công Đông và TX. Cai Lậy trên 20 ca… và ghi nhận 67 ổ dịch SXH.

Song song đó, đến nay, toàn tỉnh xảy ra 509 ổ dịch (OD) SXH, tăng trên 53% so với cùng kỳ năm 2021. Các huyện phát hiện nhiều ổ dịch SXH nhất là Cái Bè 131 OD; Cai Lậy 81 OD; Châu Thành 68 OD… Các OD đều xử lý xong.

Bác sĩ Võ Thanh Nhơn và cán bộ côn trùng CDC vừa kiểm tra lăng quăng hộ gia đình tại huyện Chợ Gạo. Địa phương vừa phát hiện ổ dịch và đã xử lý xong.
Bác sĩ Võ Thanh Nhơn và cán bộ côn trùng CDC Tiền Giang vừa kiểm tra lăng quăng tại hộ gia đình ở huyện Chợ Gạo.

Để tích cực phòng bệnh SXH cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, BSCK2 Võ Thanh Nhơn khuyến cáo: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân hằng tuần dành ít thời gian thực hiện mọi biện pháp diệt lăng quăng để giảm thấp tỷ lệ mắc SXH. Đồng thời đề nghị các địa phương tăng cường thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp hoạt động truyền thông. Cấp phường, xã cần rà soát, cập nhật danh sách các điểm nguy cơ gây dịch bệnh SXH. Xây dựng kế hoạch giám sát và xử lý đối với từng loại hình điểm nguy cơ.

Trạm Y tế phường, xã, thị trấn tiến hành điều tra dịch tễ các ca bệnh SXH khi nhận được thông báo và xử lý theo quy định. Thống kê ca bệnh và cập nhật ca bệnh trên hệ thống phần mềm Thông tư 54 nhằm đánh giá đầy đủ nguy cơ hình thành các ổ dịch và kiểm soát dịch tốt.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống SXH, lồng ghép với truyền thông phòng, chống Covid-19, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng phòng, chống dịch SXH.

THANH HOÀNG

 

.
.
.