COVID-19 đang ảnh hưởng rất xấu đến bóng đá Đức và châu Âu
Từ cuối tuần này, lần đầu tiên trong lịch sử, Bundesliga sẽ thi đấu mà không có khán giả! Và với sự bùng phát của COVID-19, tình trạng này chưa biết đến bao giờ sẽ kết thúc.
COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Bundesliga cũng như tất cả các đội bóng đang thi đấu ở đây nhiều hơn so với dự đoán ban đầu.
Hậu vệ Daniele Rugani của Juventus mắc COVID-19. (Nguồn: Getty Images) |
Theo Kicker số ra ngày 12/3, các câu lạc bộ đã mất một khoản thu từ tiền bán vé lên đến hàng trăm triệu euro. Một thiệt hại không hề nhỏ!
Bắt đầu từ cuối tuần này, lần đầu tiên trong lịch sử, Bundesliga sẽ thi đấu mà không có khán giả! Và với sự bùng phát của COVID-19, tình trạng này chưa biết đến bao giờ sẽ kết thúc.
Timo Hübers (Hannover 96) là cầu thủ đầu tiên tại Đức dương tính với SARS-CoV-2. Trong khi đó, tại Serie A, cầu thủ Daniele Rugani (Juventus) cũng có kết quả dương tính với virus này. |
Trong khi người hâm mộ, truyền thông cũng như các chuyên gia còn đang tranh luận xem những trận đấu khi không có khán giả còn ý nghĩa gì nữa hay không thì ban lãnh đạo các câu lạc bộ lại đang vò đầu vì chưa biết sẽ khắc phục những khoản thất thu này bằng cách nào?
Chính quyền địa phương buộc phải đưa ra quyết định này nhằm giải thiểu sự lây lan của dịch COVID-19. Tất cả các bên liên quan hiện đang đứng trước một thách đố chưa có lời giải.
Hậu vệ Daniele Rugani của Juventus mắc COVID-19. (Nguồn: Getty Images) |
Mùa bóng 2018-19, Bundesliga có số lượng khán giả trung bình 43.467 mỗi trận và đây là giải đấu có số lượng khán giả đến sân xem đông nhất thế giới.
Khán giả đến sân không những mang theo sự ủng hộ và khí thế cho cả hai đội mà họ còn mang đến một nguồn thu khổng lồ cho ban tổ chức.
Cũng theo con số của Kicker, nếu chỉ tính riêng tiền vé, doanh thu mà Bundesliga kiếm được từ số tiền bán vé chiếm 13%, Bundesliga 2 là 16,8% và hạng 3 lên đến 21%.
Mỗi năm các câu lạc bộ Bundesliga thu về trên 530 triệu euro tiền vé. Thế nên, nếu tình trạng không khán giả còn kéo dài thiệt hại trung bình cho mỗi câu lạc bộ có thể lên đến 180 triệu euro.
Với việc phải thi đấu mà không có khán giả, các đội bóng không chỉ thất thu về tiền vé mà tất cả những khoản thu khác như dịch vụ và ăn uống, đồ lưu niệm dành cho cổ động viên cũng sẽ mất hết.
Hai câu lạc bộ lớn với đông thành viên có sân vận động to nhất Đức là BVB Dortmund và FC Bayern sẽ thất thu từ 2,5 đến 3 triệu euro mỗi trận.
Thi đấu không có khán giả chắc chắn chỉ là biện pháp tạm thời, mặc dù nó thiệt hại không nhỏ. Nhưng trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, chưa ai hay bất cứ một cơ quan nào có thể tuyên bố - bao giờ sẽ hết dịch.
Bên cạnh đó, ai cũng có thể biết một điều rằng, bóng đá sẽ chết nếu như không có khán giả! Những cơ quan có trách nhiệm sẽ xử lý ra sao?
Năm giải đấu hàng đầu của châu Âu hiện nay đang giữ mối liên lạc hàng giờ với Tổng thư ký UEFA Giorgio Marchetti xin ý kiến chỉ đạo nhất quán cho tất cả các giải đấu này.
Nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, UEFA cũng chưa có quyết định nào cụ thể. Họ để cho Liên đoàn và các quốc gia tự quyết định.
Có nhiều ý kiến từ Italy cho rằng, tất cả nên kết thúc giải đấu sớm - nhưng điều này là gần như không thể! Ai sẽ vô địch và ai sẽ phải xuống hạng ở mỗi quốc gia? Ai năm sau sẽ tiếp tục được thi đấu quốc tế. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại sống còn của rất nhiều câu lạc bộ.
Trong hoàn cảnh như hiện nay, khi mà mỗi câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp hoạt động như một công ty thì nguồn thu tài chính sẽ ảnh hưởng sống còn đến số phận của rất nhiều đội bóng.
Các liên đoàn bóng đá châu Âu và UEFA sẽ quyết định ra sao? Hiện có ý kiến cho rằng tất cả các giải đấu nên giữ nguyên hiện trạng và tạm dừng thi đấu 2 tháng và đợi đến mùa Hè khi dịch cúm có khả năng khống chế sẽ tiếp tục khởi tranh. Giải vô địch châu Âu 2020 sẽ hoãn đến năm sau 2021.
Nhưng ý kiến này gặp phải sự phản ứng quyết liệt của cả UEFA lẫn FIFA. UEFA sẽ thiệt hại rất lớn nếu phải hoãn giải đấu đến 2021. FIFA thì lại càng không vì 2021 sẽ là lần đầu tiên họ tổ chức giải vô địch thế giới cấp câu lạc bộ ở Trung Quốc với số tiền thưởng lên đến 1,25 tỷ euro!
Mọi việc về lâu dài sẽ ra sao chưa ai biết! Hiện tại, các giải đấu vẫn tiếp tục nhưng không có khán giả và người đang chịu thiệt hại hiện nay là các câu lạc bộ và người hâm mộ của họ.
Không một câu lạc bộ nào đóng bảo hiểm cho tình huống này - họ sẽ mất trắng số tiền không thu được từ khán giả. Dịch cúm còn hoàng hành bao lâu nữa trước khi được khống chế?
(Theo TTXVN)