.

Bà Trần Thị Sanh với bia mộ, hoành phi, câu đối ca ngợi thân thế và sự ng hiệp Trương Định

Cập nhật: 09:29, 12/07/2023 (GMT+7)

Bà Trần Thị Sanh, sinh năm 1820, người thôn Thuận Ngãi, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc phường 1, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà Sanh được xếp vào hàng Ngoại thích của Hoàng gia, vì bà là cháu gọi Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (thông gia vua Minh Mạng, cha vợ vua Thiệu Trị, ông ngoại vua Tự Đức) là cậu ruột, là em cô cậu ruột với Thái hậu Từ Dụ (ái nữ của Phạm Đăng Hưng, hoàng mẫu của vua Tự Đức) và là dì của vua Tự Đức. Bà Sanh là người nổi tiếng nghĩa khí và giàu có, sở hữu khối lượng tài sản rất lớn, cho nên dân gian mới có câu:

Gò Công có bốn tổng giàu,
Mà riêng có một bà Hầu giàu to

Bà Sanh là vợ của ông Dương Tấn Bổn, một hào phú ở địa phương, nhưng không may, ông Bổn mất sớm, bà thay chồng nuôi dạy người con gái là Dương Thị Hương nên người. Khoảng năm 1861, bà Sanh tái giá với Trương Định.

Mộ bà Trần Thị Sanh tại phường 5, TX. Gò Công.
Mộ bà Trần Thị Sanh tại phường 5, TX. Gò Công.

Theo lời truyền tụng của dòng họ Trần, cuộc hôn nhân này là do sự sắp xếp của Thái hậu Từ Dụ, nhằm sử dụng tiền bạc của bà để giúp Trương Định chiêu mộ nghĩa quân, mua vũ khí, lương thực, tạo thanh thế đánh giặc Pháp, bảo vệ vùng đất Gò Công - quê hương bên ngoại của vua Tự Đức.

Khi Trương Định phất cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Gò Công, để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến đấu của nghĩa quân, với tư cách là “như phu nhân” (vợ thứ) của Bình Tây Đại tướng quân, bà Sanh đã đóng góp tài sản của mình cho phong trào kháng chiến; mà không toan tính thiệt hơn. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những chiến công vang dội của nghĩa quân Trương Định.

Sau khi Trương Định đền nợ nước (20-8-1864), bà Sanh đã đấu tranh quyết liệt với địch, đòi bọn chúng phải cho bà mang thi hài của chồng mình về an táng ngay tại trung tâm Gò Công. Bà đã khéo léo ứng phó, khiến giặc không có cớ để gây khó khăn trong việc an táng Trương Định.

Sau đó, bà Sanh tiến hành việc xây mộ Trương Định. Mộ được làm bằng hồ ô dước. Bia mộ ghi: “Đại Nam An Hà Lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân, Trương công húy Định chi mộ”. Thế nhưng, thực dân Pháp biết được, ra lệnh cho bọn thuộc hạ đục hàng chữ “Bình Tây Đại tướng quân” và phạt bà 10.000 quan tiền vì tội lập bia mộ trái phép.

Liên tiếp trong hai năm 1873 và 1874, bà Sanh đã nhiều lần làm đơn đề nghị Thống đốc Nam kỳ cho phép bà xây lại lăng mộ Trương Định. Do áp lực của quần chúng và cho rằng ảnh hưởng của Trương Định đã không còn trong nhân dân, nên chính quyền thực dân chấp thuận cho bà xây dựng lăng mộ cho ông. Ngôi mộ mới của Trương Định được làm bằng đá hoa cương, rất chắc chắn và kiên cố.

Đồng thời, bà còn cho làm bia mộ, các bức hoành phi và trụ đá ghi lại thân thế và ca ngợi sự nghiệp hào hùng của Trương Định. Nội dung bài Văn bia:

Than ôi! Ngài Phó Lãnh binh họ Trương, húy Định, tổ tiên người tỉnh Quảng Ngãi, xã Tư Cung. Thân sinh ông là Trương Cầm, trải thờ ba triều vua, giữ chức Chưởng lý thủy sư. Trương công ứng mộ đồn điền, được nhận chức Quản cơ Gia Thuận.

Năm Kỷ Mùi, Tự Đức năm thứ 12 (1859), tân triều (chỉ thực dân Pháp) chiếm thành Gia Định, ông theo giúp việc nơi quân thứ. Năm Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 (1860), đại đồn (tức Chí Hòa) thất thủ, ông về Gò Công mộ nghĩa binh, bằng muôn ngàn kế sách, đơn độc giữ vững một huyện, quyết chí thu phục đất cũ. Tiếp đó, ông được nhận chức Phó Lãnh binh Gia Định, ấn sắc cũng nhận ngay hồi này.

Năm Nhâm Tuất, Tự Đức năm thứ 15 (1862), do việc hòa nghị, ông được điều bổ về An Giang. Lúc đầu, ông không có ý cưỡng lệnh triều đình, nhưng lại cũng không muốn phụ lòng phẫn khích của mọi người. Họ ngăn ông giữa đường, không muốn cho ông đi nhận chức và đồng lòng suy tôn ông làm Đại tướng quân, mà triều đình cũng không hay biết.

Ngày 20-8-2016, UBND TX. Gò Công tổ chức Lễ giỗ lần thứ 152 ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẩn tiết và Lễ đón nhận Bằng Lễ hội Anh hùng dân tộc Trương Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích mộ Bà Trần Thị Sanh, được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Gắn liền với cuộc đời, thân thế và sự nghiệp Anh hùng dân tộc Trương Định thì trong lòng mỗi chúng ta không thể không tưởng nhớ đến bà Trần Thị Sanh, bà đã đóng góp nhiều tài lực cho Trương Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khai phá đất hoang ở Gia Thuận. Di tích mộ bà Trần Thị Sanh hiện tọa lạc tại phường 5, TX. Gò Công, được xây dựng năm 1882.

Năm 2014, Thị ủy, Ủy ban nhân dân TX. Gò Công tổ chức Hội thảo khoa học về bà Trần Thị Sanh, nhằm làm rõ hơn và khẳng định thêm những đóng góp đặc biệt của bà cho quê hương và cuộc khởi nghĩa Trương Định tại Gò Công. Di tích mộ bà Trần Thị Sanh hiện là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống và phục vụ khách tham quan du lịch.

P.NGHI

Năm Quý Hợi, Tự Đức năm thứ 16 (1863), đồn Gò Công thất thủ, ông lại quay trở về đây và lại khởi binh. Ngày 19 tháng 7 năm Tự Đức thứ 17 (1864), ông tử trận tại rừng Tân Phước, được đem vế táng ở làng Thuận Ngãi. Có bài ca ngợi ông rằng:“Dòng dõi trâm anh, hành động anh hùng, quyết sống chết nơi sa trường, ngàn năm ngưỡng mộ”.

Được phép tu sửa ngôi mộ cũ của Trương công, nêu rõ hành trạng của ông để ghi nhớ, chọn ngày lành tháng trọng xuân năm Giáp Tuất (1-1874) cung kính khắc bia.

Ngoài bài Văn bia, trước mộ của ông còn có một biển đề:

Đây là mộ của Trương công, triều đình ban sắc phong chức Phó Lãnh binh. Xuất thân nhà tướng, tên chữ là “Tịnh An”, tên thụy là “Tráng liệt nghĩa dũng”. Vị trí ngôi mộ hướng về sao Bắc đẩu.

Nội dung 3 bức hoành phi:

Vạn cổ phương danh (Tiếng thơm muôn đời)
Đức duy hinh (Chỉ có đức là thơm mãi)
Minh dã viễn (Vầng sáng tỏa xa)

Nội dung 6 câu đối trên các trụ đá:

- Viên thanh đới vũ sầu (Vượn kêu trong mưa gợi nỗi buồn)
  Thụ sắc hàm phong lĩnh (Cây xanh trước gió thấm hơi lạnh)

- Ô điểu thiết hà tư (Tiếng quạ gợi nỗi nhớ khôn nguôi)
   Bạch vân không viễn vọng (Mây trắng càng nhìn càng vô tận)

- Tiết nghĩa thanh danh cựu (Thanh danh tiết nghĩa vẫn như xưa)
  Anh hùng khí tượng tân (Khí tượng anh hùng luôn như mới)

- Ngưu miên tam xích thổ (Trâu ngủ nơi hố sâu ba thước)
  Mã liệp nhất phong hương (Bờm ngựa đặt trên đài thơm)

- Không tư cổ đạo (Luống nhớ đạo xưa)
  Ý tích phương hình (Tiếc mãi dáng thơm)

- Sương tàn kính ám (Sương tan đường mờ)
Thiên lãnh sơn không (Trời lạnh núi trơ)

Trước việc ấy, một lần nữa, thực dân Pháp ở Nam kỳ lại ra lệnh cho bọn tay sai ở Gò Công đục xóa bia mộ và phá hủy các bức hoành phi, trụ đá được tôn trí tại mộ của Trương Định.

Như vậy, sau khi Trương Định mất, với tấm lòng ngưỡng phục, thương tiếc người chồng đã vì nước quên thân, bà Sanh đã làm tròn bổn phận của người vợ đối với chồng. Đặc biệt, thông qua việc xây mộ cho Trương Định, bà muốn nhắc nhở người đương thời lẫn hậu thế hãy noi theo tấm gương kiên cường, bất khuất của vị Anh hùng dân tộc mà xốc tới chiến đấu một mất một còn với kẻ thù nhằm giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước.

Ngoài những việc trên, bà Sanh còn có hành động trả thù cho chồng bằng việc mua toàn bộ điền sản của Huỳnh Văn Miêng, thừa kế từ Huỳnh Văn Tấn, kẻ đã hại chết Trương Định, khi Miêng do ăn chơi lâm vào cảnh nợ nần, khánh kiệt.

Năm 1882, bà Sanh mất, thọ 62 tuổi. Mộ của bà được xây bằng đá hoa cương do người con gái duy nhất Dương Thị Hương lập. Bia mộ ghi: “Sa môn thọ giới Trần đại đạo thị quy phạm ích viết từ tề thục thận nhụ nhân chi mộ” (nghĩa là “Đây là mộ của người quy y Phật pháp, rũ sạch mọi ham muốn cuộc đời, từ mẫu nhu thuận, hiền từ, đoan chính”). Ngôi mộ bà Sanh hiện tại phường 5, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Tên bà được đặt tên đường ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Bà Trần Thị Sanh là một phụ nữ có chí khí, yêu nước, thương dân, làm điều nghĩa, việc thiện, góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Trương Định; đồng thời, thực hiện trọn vẹn đạo nghĩa vợ chồng với Bình Tây Đại tướng quân Trương Định.

NGUYỄN PHÚC NGHIỆP

 

.
.
.