.

50 năm sân khấu cải lương: Từ hồn cốt Nam Bộ đến chuỗi giá trị công nghiệp văn hóa

Cập nhật: 21:25, 12/07/2025 (GMT+7)

Nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, cải lương không chđơn thuần là một hình thức sân khấu truyền thống mà đã trthành biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ. Tuy nhiên, trong hành trình bước vào đời sống hiện đại, cải lương đang đối diện với một thách thức lớn hơn bao giờ hết: giữ được hồn cốt xưa trong khi định vị lại chính mình như một thành tố sống còn trong chuỗi công nghiệp văn hóa đô thị.

Dòng chảy không đứt mạch nửa thế kỷ

Sau ngày đất nước thống nhất, sân khấu cải lương TP HChí Minh nhanh chóng hồi sinh và trthành một “bản giao hưởng nghệ thuật” phản ánh sâu sắc đời sống xã hội. Những vở diễn như Tô Ánh Nguyệt, Bên cầu dệt lụa, Rạng ngọc Côn Sơn, Tìm lại cuộc đời… đã làm rung động hàng triệu trái tim yêu nghệ thuật.

NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cải lương không chlà ức hay một loại hình đã tuổi’, mà chứng nhân sống động của những lý tưởng, niềm tin và biến động trong lòng dân tộc. Cái khó làm sao ghi nhận kịp thời và truyền tải cho thế hệ sau”.

NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Trần Minh Ngọc cùng các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu cùng thảo luận về hành trình 50 năm cải lương TP Hồ Chí Minh.
NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Trần Minh Ngọc cùng các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu cùng thảo luận về hành trình 50 năm cải lương TP Hồ Chí Minh.

NSND Trần Minh Ngọc, người được biết đến nhiều hơn ở lĩnh vực kịch nói, cũng bày tỏ sự xúc động sâu sắc khi tiếp cận lại đời sống cải lương qua góc nhìn tổng thể. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc "tư liệu hóa nghệ thuật biểu diễn" như một cách gìn giữ "trái tim của cải lương" cho hôm nay mai sau. Từ thời kỳ vàng son đến đổi mới hội nhập đã cho thấy một điều cải lương không chlà nghệ thuật trình diễn mà còn ức sống, là tinh thần của cả một thời đại.

Không đơn thuần là bảo tồn di sản, cải lương TP HChí Minh suốt nửa thế kỷ qua đã khẳng định vai trò trung tâm trong sphát triển của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. Theo NSƯT Ca Lê Hồng, “sân khấu cải lương TP HChí Minh vừa là trung tâm, vừa là điểm hội tụ tinh thần văn hóa vùng - nơi mà hát bội, chèo, kịch nói đều có ảnh hưởng qua lại và để lại dấu ấn”.

“Cải lương có một sức hấp dẫn ma lực. Chúng tôi được học truyền miệng, rồi gắn bó cả cuộc đời, được biết đến và được khán giyêu quý cũng từ cải lương, điều đó rất sâu đậm và quan trọng. Điều đáng quý hiện nay, các bạn trẻ vẫn quan tâm gìn giữ cải lương và cách hát gu riêng nhưng cũng nên tìm hiểu về các nghệ sĩ xưa tại sao khi họ cất giọng là khán giả biết ngay ai hát, đó giá trị bền vững không thể mất”, NSƯT Lê Thiện, người gắn bó cđời với cải lương, chia sẻ.

NSƯT Lê Thiện chia sẻ nhiều tâm huyết về cải lương - bộ môn nghệ thuật mà bà đã gắn bó cả cuộc đời.
NSƯT Lê Thiện chia sẻ nhiều tâm huyết về cải lương - bộ môn nghệ thuật mà bà đã gắn bó cả cuộc đời.

Giai đoạn 1975 - 1990 là thời kỳ sân khấu bao cấp nhưng lại đậm chất sáng tạo và nhân văn. Những vở cải lương như Đời cô Lựu, Trà Hoa Nữ, Khói sóng Tiêu Tương... được đầu tư công phu, mang chiều sâu tưởng. Từ sau Đổi mới 1986, sự xuất hiện của thế hệ nghệ sĩ trvà các đoàn hội hóa cũng cho thấy cải lương đã chđộng thích nghi với cơ chế thị trường.

PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng nhận định: “Cải lương TP HChí Minh một biểu hiện rõ của sự kế thừa và tiếp biến - một loại hình khả năng hội lưu yếu tố hiện đại, đồng thời giữ trọn tính bản địa. Đây di sản văn hóa sống không tĩnh tại, khôngđắp chiếu’, mà ththích nghi, chuyển hóa”.

Vị thế trong công nghiệp văn hóa - động lực hay thử thách?

Trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số, cải lương đang đối diện với thách thức kép: vừa phải thích nghi với phương thức tiếp cận hiện đại, vừa giữ gìn giá trị cốt lõi. Không chlà giữ nghề, câu hỏi quan trọng hơn là: cải lương sẽ sống như thế nào trong nền kinh tế sáng tạo?

Nghệ sĩ Điền Trung và nghệ sĩ Thanh Thảo trong tiết mục song ca cổ.
Nghệ sĩ Điền Trung và nghệ sĩ Thanh Thảo trong tiết mục song ca cổ.

Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Mai Mỹ Duyên cho rằng: “Cải lương đang đứng trước hai lựa chọn, hoặc tiếp tục co cụm, hoặc bứt phá tái định vị như một tài nguyên văn hóa. Nhưng đlàm được điều đó, cần có sđồng hành tchính sách, sự dấn thân của nghệ sĩ và đầu tư từ khu vực tư nhân”.

Nhiều nghệ sĩ cho rằng, cải lương chcó thể sống còn khi trthành một mắt xích trong hệ sinh thái văn hóa đô thị hiện đại. Điều đó đòi hỏi phải có sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp, đào tạo nghệ sĩ trvà các hình chuyển thể số từ livestream đến các nền tảng số hóa đi liền với nhau.

Tuy nhiên, đạo diễn Tôn Thất Cần cũng cảnh báo: “Chuyển thể cải lương qua phương tiện hiện đại như YouTube, livestream… là cần thiết. Nhưng nếu không chuẩn mực về nội dung và hình thức, thì đó slà sao chép hình thức chứ không phải phát triển bản sắc. Cần những chương trình nghệ thuật được đầu tư bài bản, không thmãi đi hát hội”.

Vấn đxây dựng cầu nối thế hệ cũng được nhấn mạnh. “Cải lương skhông bao giờ chết nếu người nghệ sĩ giđược cái tâm. Nhưng để sống mạnh, sống mới thì cải lương phải chạm được trái tim người trẻ. Muốn vậy, không chỉ cần tác phẩm mới, mà cần cả những người nghệ sĩ có khả năng truyền cảm hứng và kỹ năng cho thế hệ sau”, NSƯT Ca Lê Hồng nói.

Cải lương TP Hồ Chí Minh đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: giữa ký ức và đổi mới, giữa bản sắc truyền thống và đòi hỏi hiện đại trong sự phát triển chung của ngành công nghiệp văn hóa.
Cải lương TP Hồ Chí Minh đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: giữa ký ức và đổi mới, giữa bản sắc truyền thống và đòi hỏi hiện đại trong sự phát triển chung của ngành công nghiệp văn hóa.

góc nhìn luận, nghiên cứu sinh Châu Hoài Phương cho rằng “cải lương phải đổi mới nhưng tâm hồn và lương tri sáng tạo phải bám vững trên mảnh đất truyền thống. Đó điểm tựa để cải lương không trthành cái bóng của chính mình trong cuộc đua công nghiệp hóa”.

thnói, cải lương TP HChí Minh đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: giữa ký ức và đổi mới, giữa bản sắc truyền thống và đòi hỏi hiện đại, đcó thể vươn mình trthành một sản phẩm văn hóa độc đáo trong chuỗi giá trcông nghiệp văn hóa quốc gia - nơi vừa lưu giữ hồn Việt, vừa góp phần định hình bản sắc văn hóa đô thị trong kỷ nguyên số.

(Theo https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/50-nam-san-khau-cai-luong-tu-hon-cot-nam-bo-den-chuoi-gia-tri-cong-nghiep-van-hoa-20250710080100931.htm

.
.
.