Phòng Nội vụ Gò Công Đông xứng danh tập thể Lao động xuất sắc
Từ khi sáp nhập công tác Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT), tôn giáo, lưu trữ vào ngành Nội vụ theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 4-2-2008 của Chính phủ, công việc của ngành Nội vụ trở nên bộn bề hơn. Thế nhưng, Phòng Nội vụ huyện Gò Công Đông đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lễ ký kết giao ước thi đua. |
Với biên chế 9 cán bộ, công chức (CB,CC), trong đó 8 người tốt nghiệp đại học phụ trách 12 lĩnh vực và năm 2011 phụ trách thêm công tác quản lý thanh niên (Thông tư 04/2011/TT-BNV ngày 10-2-2011), Phòng đã làm tốt chức năng tham mưu UBND huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phòng đã tổ chức sắp xếp bộ máy hợp lý trong công tác chuyên môn, CB,CC luôn xác định được nhiệm vụ.
Ngay từ đầu năm, phòng chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng tháng, quý; kiểm tra định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh kịp thời, do đó trong thời gian qua công việc luôn được thuận lợi, trôi chảy và đạt hiệu quả cao. Tổ chức phát động các chuyên đề theo đúng kế hoạch chỉ đạo của tỉnh cũng như của huyện trong phong trào thi đua thực hiện phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà.
Trong 3 năm (2009-2011), Phòng Nội vụ đã tham mưu các cấp tặng thưởng: + Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng: 1 Huân chương Lao động Hạng II; 3 Huân chương Lao động hạng III, 17 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 35 Huân, Huy chương kháng chiến các hạng. + UBND tỉnh khen thưởng: Tặng 17 Cờ thi đua, 466 Bằng khen, công nhận 40 Tập thể Lao động xuất sắc và 13 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. + UBND huyện khen thưởng: Công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến cho 155 tập thể; 1.082 chiến sĩ thi đua cơ sở và 2.927 lao động tiên tiến; công nhận 1 công viên văn hóa, 2 chợ văn hóa, 15 cơ sở thờ tự văn hóa, 27 ấp văn hóa, 27 con đường văn hóa và tặng 3.268 giấy khen. |
Trong quản lý Nhà nước, công tác cải cách hành chính (CCHC) được thực hiện bằng các kế hoạch, chương trình công tác CCHC; theo dõi việc kiểm tra thực hiện CCHC tại các ngành huyện và tại UBND các xã; phát động thi đua chuyên đề “Đẩy mạnh CCHC” đến các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của huyện quản lý.
Triển khai thực hiện bộ phận “Một cửa”, “Một cửa liên thông” trên lĩnh vực đất đai, hộ tịch, hộ khẩu, người có công… ở cấp huyện, xã.
Qua đó, hoạt động của Phòng dần ổn định, hiệu quả, thời gian giải quyết đúng quy định, các loại thủ tục được niêm yết công khai, giảm phiền hà cho tổ chức và công dân.
Điển hình như các xã: Tân Đông, Tăng Hòa, Tân Thành, Tân Phước… đã tổ chức thực hiện có hiệu quả cao chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”.
Ngoài ra, huyện còn chú trọng việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ cơ sở để làm tốt công tác “Dân vận chính quyền”, nhờ vậy các chủ trương, chính sách tại địa phương được nhân dân đồng tình ủng hộ. Như trong năm 2009, có 247 hộ dân ấp Kinh Giữa, xã Tân Thành đã hiến đất để làm đường giao thông nông thôn liên xã Tân Thành - Tăng Hòa với tổng diện tích đất hiến 18.000 m2, ước giá trị đất hiến trên 1,8 tỷ đồng và được UBND tỉnh tặng bằng khen thực hiện tốt công tác vận động nhân dân hiến đất.
Về công tác tổ chức cán bộ, đã sắp xếp kiện toàn bộ máy các phòng, ban cấp huyện (theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP), các ban chỉ đạo, đơn vị sự nghiệp công lập, bổ sung thành viên UBND huyện nhiệm kỳ 2004 – 2011; giao chỉ tiêu, báo cáo tình hình, kết quả biên chế hành chính và sự nghiệp; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; thống kê chất lượng đội ngũ CB,CC từ huyện đến xã, giải quyết đúng chế độ, chính sách cho 12 CB,CC theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP và Nghị định 67/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo được niềm tin của cán bộ.
Đối với cấp xã, giải quyết chế độ cho 72 cán bộ không đạt chuẩn theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Quyết định 22,29/2010/QĐ-UBND sau khi rà soát thống kê, đội ngũ CB,CC hiện tại. Nhờ đó đội ngũ CB,CC xã, thị trấn chất lượng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ chưa qua đào tạo từ 55,5% giảm còn 25,8%; về chuyên môn được đào tạo từ 5,7% tăng lên 11,7%; về chính trị từ 80,2% tăng lên 83,8% được đào tạo, đã đáp ứng yêu cầu công việc của CB,CC cấp xã.
Bên cạnh đó, Phòng đã mạnh dạn đề bạt, điều động, bổ nhiệm 27 trưởng, phó ngành huyện, luân chuyển 6 cán bộ về xã công tác, đặc biệt là triển khai đề án thí điểm Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã ở xã Tân Đông.
Ngoài ra còn thực hiện tốt các quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban Quản lý Cồn bãi, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình; giao chỉ tiêu biên chế hành chính và sự nghiệp hàng năm…
Thực hiện quản lý địa giới hành chính, tổ chức xây dựng kế hoạch lấy ý kiến của nhân dân 2 xã Kiểng Phước và Vàm Láng để thành lập thị trấn Vàm Láng và tổ chức ra mắt, công bố Nghị quyết 37/NQ-CP của Chính phủ ngày 30-9-2010 về việc thành lập thị trấn Vàm Láng. Kịp thời chuyển đổi các ấp thành các khu phố và tách ấp Đôi Ma bàn giao về xã Kiểng Phước và xây dựng đề án mở rộng thị trấn Tân Hòa.
Công tác quản lý tổ chức hoạt động của các Hội quần chúng được thực hiện đúng theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 của Chính phủ và Thông tư 11/2010/TT-BNV ngày 26-11-2010 của Bộ Nội vụ về lĩnh vực tôn giáo, 100% cơ sở tôn giáo hành đạo trong khuôn khổ pháp luật và tuân thủ sự quản lý của Nhà nước, luôn đồng thuận, đoàn kết, tham gia tích cực công tác từ thiện - xã hội.
Về công tác thi đua - khen thưởng, Phòng Nội vụ - cơ quan thường trực Hội đồng TĐ-KT huyện đã tham mưu phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực hiệu quả như: phối hợp Ban Dân vận Huyện ủy phát động thi đua chuyên đề “Dân vận khéo - Dân vận chính quyền” kết hợp tổ chức Hội thi công tác dân vận trong hệ thống chính quyền đến các ban, ngành huyện, xã, thị trấn; tham mưu Chủ tịch Hội đồng TĐ-KT xét khen thưởng các xã, thị trấn đạt hạng nhất, nhì, ba, tư bằng công trình.
Các hoạt động xã hội như vận động đóng góp quỹ từ thiện, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, xây dựng trường học... ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là phong trào thi đua thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự đi vào chiều sâu; nhân dân đã tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã văn hóa.
Năm 2011, toàn huyện có 4 xã văn hóa và 93 ấp, khu phố văn hóa, 15 cơ sở thờ tự văn hóa và 27 con đường văn hóa. Hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc.
Nhờ thực hiện tốt các phong trào thi đua ở địa phương nên công tác TĐ-KT ngày càng phát huy được hiệu quả. Trong công tác từ thiện - xã hội, CB,CC đơn vị đã thực hiện tốt các phong trào tại địa phương, tham gia đóng góp trên 5 triệu đồng và nhận phụng dưỡng 1 mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm 2010, tỉnh triển khai thực hiện cụm thi đua huyện, thành, thị, huyện Gò Công Đông được chọn làm điểm giữ vai trò cụm trưởng và được thực hiện luân phiên hàng năm. Phòng Nội vụ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, tham mưu tốt UBND huyện tổ chức thành công việc sơ kết và tổng kết cụm thi đua, làm tiền đề cho tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện những năm tiếp theo.
Đến nay, trong 2 lần tổ chức, Cụm thi đua huyện Gò Công Đông được tỉnh tặng 1 Cờ hạng I và 1 Cờ hạng II. Năm 2011 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng II cho nhân dân và cán bộ huyện Gò Công Đông.
Đạt được thành tích đó có 1 phần đóng góp không nhỏ của đơn vị Phòng Nội vụ - cơ quan thường thực của Hội đồng TĐ-KT huyện. Tính từ năm 2009 đến nay phòng Nội vụ đã được UBND tỉnh công nhận là đơn vị đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc 3 năm liên tục.
X.H