Việt Nam xếp thứ 53 thế giới về mức độ thịnh vượng
Viện nghiên cứu Legatum vừa công bố khảo sát chỉ số đánh giá mức độ thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới. Viện Legatum là một tổ chức nghiên cứu chính sách công của tập đoàn Legatum Group, một tập đoàn đầu tư tư nhân có trụ sở tại Dubai được thành lập năm 2006 bởi tỷ phú New Zealand Christopher Chandler.
Chỉ số thịnh vượng Legatum được thiết lập dựa trên khảo sát kinh tế, xã hội về các mặt sức mạnh kinh tế, giáo dục, chính quyền, môi trường kinh doanh và cơ hội ở 144 quốc gia chiếm 96% dân số thế giới.
Trong bảng xếp hạng 144 quốc gia trên thế giới này, Việt Nam xếp thứ 53, tăng hạng so với thứ 62 năm 2011. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 39 về sức khỏe nền kinh tế, thứ 73 về kinh doanh và cơ hội, thứ 55 về an ninh, thứ 61 về quản trị công, thứ 80 về giáo dục và y tế.
Đứng đầu bảng xếp hạng là Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển. Lần đầu tiên Mỹ không nằm trong nhóm 10 nước thịnh vượng nhất thế giới. Mỹ tụt từ vị trí thứ 10 xuống thứ 12 trong bối cảnh còn nhiều hoài nghi về sức khỏe của nền kinh tế cũng như khả năng điều hành chính sách.
Báo cáo vừa công bố của Legatum chỉ ra, bất chấp khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái 1930, mức độ thịnh vượng của các khu vực trên thế giới đều tăng trong 4 năm qua tuy mức độ an ninh, an toàn giảm do xung đột ở Trung Đông.
Tại châu Á, lọt vào nhóm 10 nền kinh tế thịnh vượng nhất có Hong Kong, Singapore và Đài Loan. Mức độ thịnh vượng của nhóm các “con hổ” mới nổi của châu Á như: Việt Nam, Indonesia cũng tăng. Trong đó, mức độ thịnh vượng của Indonesia tăng mạnh nhất kể từ 2009, nhảy vọt 23 bậc lên thứ 63. Trung Quốc xếp thứ 55 về mức độ thịnh vượng.
Chỉ số thịnh vượng Legatum được thiết lập dựa trên khảo sát kinh tế, xã hội về các mặt sức mạnh kinh tế, giáo dục, chính quyền, môi trường kinh doanh và cơ hội ở 144 quốc gia chiếm 96% dân số thế giới.
Trong bảng xếp hạng 144 quốc gia trên thế giới này, Việt Nam xếp thứ 53, tăng hạng so với thứ 62 năm 2011. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 39 về sức khỏe nền kinh tế, thứ 73 về kinh doanh và cơ hội, thứ 55 về an ninh, thứ 61 về quản trị công, thứ 80 về giáo dục và y tế.
Đứng đầu bảng xếp hạng là Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển. Lần đầu tiên Mỹ không nằm trong nhóm 10 nước thịnh vượng nhất thế giới. Mỹ tụt từ vị trí thứ 10 xuống thứ 12 trong bối cảnh còn nhiều hoài nghi về sức khỏe của nền kinh tế cũng như khả năng điều hành chính sách.
Báo cáo vừa công bố của Legatum chỉ ra, bất chấp khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái 1930, mức độ thịnh vượng của các khu vực trên thế giới đều tăng trong 4 năm qua tuy mức độ an ninh, an toàn giảm do xung đột ở Trung Đông.
Tại châu Á, lọt vào nhóm 10 nền kinh tế thịnh vượng nhất có Hong Kong, Singapore và Đài Loan. Mức độ thịnh vượng của nhóm các “con hổ” mới nổi của châu Á như: Việt Nam, Indonesia cũng tăng. Trong đó, mức độ thịnh vượng của Indonesia tăng mạnh nhất kể từ 2009, nhảy vọt 23 bậc lên thứ 63. Trung Quốc xếp thứ 55 về mức độ thịnh vượng.
(Theo vov)
.