Thứ Sáu, 18/12/2015, 09:54 (GMT+7)
.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG "CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ" LẦN THỨ IX-2015

"Chắp cánh" cho ước mơ đến trường

Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” do Báo Ấp Bắc tổ chức, Công ty cổ phần Hùng Vương tài trợ kinh phí sắp bước vào năm thứ 9. Chương trình được đánh giá thành công, bởi qua chương trình đã “hà hơi tiếp sức” cho rất nhiều sinh viên (SV), học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn thực hiện ước mơ tiếp tục cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc và ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Hùng Vương trao học bổng cho các em.
Ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc trao học bổng cho các em.

Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” đã qua 8 lần tổ chức. Hàng năm chúng tôi nhận hàng trăm hồ sơ gởi về xin cấp học bổng. Thật đắng lòng khi nhiều SV ban ngày đi học, ban đêm đi làm bồi bàn, có em đến trường một buổi, còn một buổi đi làm thêm; có em ăn sáng đã trở thành một thứ gì đó rất xa xỉ… Đường đến trường của con nhà nghèo, những em mồ côi bỗng quá gập ghềnh với nhiều khúc quanh mà không phải ai cũng có thể vượt qua được.

Chọn ai, bỏ ai cũng là “bài toán” khiến chúng tôi đau đầu. Sau khi bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất: Ưu tiên cho những hoàn cảnh mồ côi, khuyết tật, con em các gia đình khó khăn có học lực khá, giỏi để khuyến khích, động viên kịp thời những HS-SV có nghị lực vượt khó, như tên gọi của chương trình: “Chắp cánh ước mơ”. 

Tham gia chương trình từ khi mới hình thành, chúng tôi nhận thấy rằng, tất cả các em được nhận học bổng có hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là ý chí và nghị lực vượt khó với khát khao cháy bỏng được đến trường.

và ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Hùng Vương trao học bổng cho các em.
O6ng Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Hùng Vương trao học bổng cho các em.

8 năm qua, có bao lượt HS-SV được “hà hơi tiếp sức” là có ngần ấy nghịch cảnh với mẫu số chung, đó là ý chí, nghị lực vượt khó thật đáng trân trọng và nể phục. Trong danh sách nhận học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 9 năm nay cũng thế, hoàn cảnh của mỗi em là một câu chuyện làm nao lòng người…

Nguyễn Viết Khoa, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, quê xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông: Mồ côi cha, mẹ mất sức lao động, hộ nghèo phải sống bằng trợ cấp hàng tháng của xã hội.

Nguyễn Công Tài, Trường ĐH Cần Thơ, quê xã Tân Trung, TX. Gò Công: Mồ côi mẹ, gia đình không có đất sản xuất, hộ nghèo.

Bùi Ngọc Tuyền, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quê xã Tân Trung, TX. Gò Công: Mồ côi mẹ, cha mất sức lao động, hộ nghèo. Nguyễn Thị Thúy Phượng, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quê xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước: Mồ côi cha, mẹ già bị bệnh, gia đình nghèo.

 * Ông NGUYỄN MINH TÂN, Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc

Trong 8 năm qua, Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” do Báo Ấp Bắc tổ chức, Công ty cổ phần Hùng Vương tài trợ đã tặng hơn 1.100 suất học bổng dành cho học sinh, sinh viên (HS-SV) có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện đến trường. Nhiều em nhận học bổng của chương trình đã ra trường, biến ước mơ thành hiện thực, thật đáng khâm phục.

Chúng tôi mong rằng, tất cả HS-SV  được nhận học bổng “Chắp cánh ước mơ” đều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, bất hạnh để đeo đuổi việc học, thành tài, trở thành những công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.

* BÀ ĐỒNG THỊ BẠCH TUYẾT, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh

Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” đã kịp thời chia sẻ khó khăn trước mắt để HS-SV nghèo tiếp tục được đến trường. Những HS-SV được chương trình hỗ trợ đều rất xứng đáng, bởi dù mỗi em mỗi hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh khác nhau, nhưng luôn là tấm gương vượt khó học tốt, có học lực từ khá trở lên - một trong những tiêu chí để được xét cấp học bổng, góp phần phát triển phong trào khuyến học - khuyến tài trong cộng đồng.

* ÔNG NGUYỄN QUANG KHẢI, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang

Qua 8 lần thực hiện Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ”, đã trao hơn 1.100 suất học bổng cho HS-SV gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống, giúp các em có điều kiện đến trường, là nghĩa cử rất đáng trân trọng của những người thực hiện chương trình.

Riêng đối với Trường ĐH Tiền Giang, chương trình đã trao tặng 233 suất học bổng cho SV. Nhiều em được nhận học bổng đã tốt nghiệp ra trường, có việc làm ổn định, trưởng thành trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội như: 

Em Võ Văn Sơn  (đang công tác tại Trường ĐH Tiền Giang, làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Văn hóa học), Dương Trọng Nghĩa (giáo viên môn Vật lý của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu), Nguyễn Văn Định (đang công tác tại Công ty Xây dựng Tiền Giang), Nguyễn Hữu Phát (đang làm việc tại Công ty TNHH Hưng Phát - Bến Tre)… cùng nhiều SV khác đã và đang quay lại trường giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần cho thế hệ đàn em gặp khó khăn. 

Có thể nói, Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” đã tác động rất lớn đến các em SV của trường, vì không chỉ hỗ trợ về vật chất, mà còn tác động rất lớn đến tinh thần trách nhiệm của các em đối với quê hương, đất nước.

MINH CHÂU (lược ghi)

Nguyễn Thị Bảo Châu, Trường ĐH Đồng Tháp, quê phường 5, TP. Mỹ Tho: Mồ côi cha, mẹ bán vé số, kinh tế gia đình rất khó khăn. Nguyễn Thụy Ngọc Tuyền, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, quê xã Bình Đức, huyện Châu Thành: Mồ côi cha, mẹ bệnh tim, dãn tĩnh mạch, bướu ở chân, thuộc diện hộ nghèo.

Trần Thị Phúc Trân, Trường ĐH Tiền Giang, quê xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành: Gia đình thuộc hộ cận nghèo, bản thân bị khuyết tật (cụt chân trái) do bệnh sarcoma xương chày từ năm 2010, phải điều trị lâu dài, tốn kém nhiều chi phí nên rất khó khăn trong học tập.

Nguyễn Hồng Phương Nam, Trường THPT Chuyên Tiền Giang, ngụ phường 10, TP. Mỹ Tho: Mẹ bệnh tâm thần, cha bị tai biến. Trịnh Thanh Anh Thư, lớp 6, Trường THCS Xuân Diệu, TP. Mỹ Tho: Mồ côi cả cha lẫn mẹ…

Có bao nhiêu suất học bổng được trao trong Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 9 diễn ra vào ngày 20-12-2015 thì có bấy nhiêu hoàn cảnh vượt khó.

Chúng tôi không thể không bùi ngùi xúc động khi tiếp nhận những hồ sơ xin cấp học bổng của các em. Trong 100 hồ sơ được chọn để trao học bổng năm nay có khoảng 1/4 em mồ côi mẹ hoặc mồ côi cha, thậm chí có trường hợp mồ côi cả cha lẫn mẹ, như trường hợp của em Nguyễn Thanh Bền, quê xã Nhị Quý, TX. Cai Lậy: Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông nội và em gái, nhưng rồi ông nội mất, hai anh em phải nương tựa vào nhau. Đi học ĐH, Bền phải tranh thủ làm thêm kiếm tiền để trang trải việc học và gởi về quê lo cho em gái cũng đang đi học.

Hay trường hợp của em Nguyễn Kim Yến, Trường Tiểu học Thạnh Trị, TP. Mỹ Tho cũng khiến chúng tôi day dứt khôn nguôi. Cha mẹ bỏ đi từ nhỏ, Yến sống với ông bà ngoại già, mất sức lao động, không có nhà phải đi ở trọ. Còn nữa: Nguyễn Thị Cẩm Tiên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, quê xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo: Mồ côi cha mẹ, ở với ngoại già yếu…

Xét duyệt những bộ hồ sơ như thế, chúng tôi không thể không nhói lòng, xót xa. Lẽ ra các em mới là những người cần được động viên, chia sẻ để có thêm nghị lực vượt khó; nhưng ngược lại, thông qua những câu chuyện về ý chí của các em, chúng tôi như được tiếp thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống.

Bởi dù mồ côi, dù phải tự bươn chải để lo học hành…, nhưng 100 hoàn cảnh được nhận học bổng lần này đều có mẫu số chung là học lực khá, giỏi. Điều đó thật đáng khâm phục biết bao!

Qua 8 lần tổ chức, chương trình đã tiếp sức cho 1.151 lượt HS-SV, với tổng kinh phí 2,47 tỷ đồng, trong đó có 455 lượt SV, 316 lượt HS THPT, 290 lượt HS THCS và 90 lượt HS tiểu học.

Chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” được đánh giá thành công ở chỗ: Có nhiều SV được nhận học bổng, sau khi ra trường có việc làm ổn định; có em đã trở thành bác sĩ, kỹ sư có thu nhập cao; có em hiện đang là nghiên cứu sinh; rất nhiều HS THPT thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng.

Chúng tôi tâm niệm rằng: Giá trị vật chất suất học bổng tuy không lớn, nhưng đó là sự “hà hơi tiếp sức”, chia sẻ một phần khó khăn để con đường đến trường của HS-SV con nhà nghèo vơi bớt chông chênh, bớt đi những gập ghềnh, khúc khuỷu.

Số tiền tuy không lớn đối với con em gia đình khá giả, nhưng với HS-SV con nhà nghèo thì rất có ý nghĩa. Hy vọng rằng, với suất học bổng này, mỗi sáng các em không còn nhịn đói để vào lớp, mua thêm quyển sách còn thiếu, may thêm chiếc áo mới để thay cho chiếc áo đã nhàu nhĩ, sờn vai, bớt đi làm thêm trong mỗi buổi tối…

NGUYÊN CHƯƠNG

.
.
.