Chủ Nhật, 27/01/2019, 16:41 (GMT+7)
.

Thông điệp cuộc sống của ông lão sửa xe

(ABO) Ông Nguyễn Minh Long, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) đã 66 tuổi nhưng vẫn hăng say lao động, mỗi ngày từ sáng sớm đến tận đêm khuya vẫn miệt mài bên tiệm sửa xe, cặm cụi với từng chiếc vỏ xe, từng con ốc vít. Mặc cho mồ hôi nhễ nhại, áo quần lấm lem dầu nhớt, ông vẫn nở những nụ cười thật tươi. 

Tuy ở tuổi “xế chiều” nhưng khi con cháu hay người quen khuyên “nghỉ dưỡng”, ông lại tỏ vẻ không hài lòng, như thể còn tiếc nuối điều gì đó với công việc vất vả này.

Ông tâm sự: “16 tuổi bước vào đời, "miếng cơm manh áo" luôn đè nặng trên vai, chính cái nghề này đã nuôi sống tôi những ngày khó khăn đó nên không phải nói bỏ là bỏ được đâu. 50 năm gắn bó với nghề giờ đã thành thói quen rồi, không thể dứt được".

Mái tóc đã nhuốm màu thời gian nhưng ông Long vẫn giữ nguyên nhiệt huyết của những ngày đầu bước vào nghề để làm thật tốt công việc của mình. Với ông Long, lao động là niềm vui. 

50 năm với biết bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống nhưng ông Long vẫn vậy, cặm cụi làm việc với tinh thần lạc quan, nụ cười luôn nở trên môi giúp ông vơi đi những vất vả, nhọc nhằng của cuộc sống.
50 năm với biết bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống nhưng ông Long vẫn vậy, cặm cụi làm việc với tinh thần lạc quan, nụ cười luôn nở trên môi giúp ông vơi đi những vất vả, nhọc nhằn của cuộc sống.
Tinh thần lạc quan giúp ông có sức khỏe tốt, tuổi già nhưng ông vẫn có thể làm hầu hết các công việc nặng nhọc của nghề sửa xe.
Tinh thần lạc quan giúp ông có sức khỏe tốt, tuổi già nhưng ông vẫn có thể làm hầu hết các công việc nặng nhọc của nghề sửa xe.
Mái tóc ông Long đã bạc trắng, chiếc áo sờn chỉ, úa màu dầu nhớt nhưng ông vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được mưu sinh bằng chính sức lao động của bản thân.
Mái tóc đã bạc, chiếc áo đã sờn, úa màu dầu nhớt nhưng ông vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được mưu sinh bằng chính sức lao động của mình.
Những vòng quay nghiệt ngã của thời gian chỉ làm ông Long thêm yêu cái nghề mà theo ông chia sẻ là giúp ông trở thành một người sống lương thiện
Vòng quay nghiệt ngã của thời gian chỉ làm ông Long thêm yêu cái nghề mà theo ông chia sẻ là giúp ông trở thành một người sống lương thiện.
Bàn tay tuy nhăn nheo, lúc nào cũng bị vấy bẩn bởi dầu nhớt nhưng ông Long luôn được mọi người tôn trọng vì sống nghĩa tình, lương thiện.
Bàn tay tuy nhăn nheo, lúc nào cũng bị vấy bẩn bởi dầu nhớt nhưng ông Long luôn được mọi người tôn trọng vì sống nghĩa tình, lương thiện.
Ông lão sửa xe đã 66 tuổi nhưng vẫn luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Nhiều người gắn bó với ông từ những buổi đầu mới bước vào nghề, đến nay con cháu của họ cũng là khách hàng của ông hoặc có chuyển đi xa cũng chạy nhiều km để tìm đến tiệm sửa xe của ông Long.
Ông đã 66 tuổi nhưng vẫn luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Nhiều người gắn bó với ông từ những buổi đầu mới bước vào nghề, đến nay con cháu của họ cũng là khách hàng của ông hoặc có người chạy xa hàng km tìm đến ông để sửa xe.
“Thợ phụ” ở tiệm sửa xe của ông Long là bà Võ Thị Lệ, 60 tuổi. Bà cho biết, bà yêu và chấp nhận “góp gạo thổi cơm chung” với chàng trai sửa xe năm ấy bởi đức tính hiền lành, chất phát và sống lương thiện với nghề, với đời.
“Thợ phụ” ở tiệm sửa xe của ông Long là bà Võ Thị Lệ, 60 tuổi. Bà cho biết, bà yêu và chấp nhận “góp gạo thổi cơm chung” với chàng trai sửa xe năm ấy bởi đức tính hiền lành, chất phát và sống lương thiện với nghề, với đời.
Hơn 40 năm chung sống bà Lệ chưa có một ngày “rảnh rỗi” tay chân, đôi khi bà cũng trăn trở về cuộc sống. Thế nhưng, khi nghĩ về chồng, về con, về cha mẹ già là bà lại thêm động lực, vơi đi những vất vả của cuộc sống thường ngày. Bà cho biết: “Ở gần một người chồng làm việc vất vả nhưng luôn lạc quan, yêu đời riết rồi cũng bị nhiễm. Vất vả một chúc mà tối về được kê gối ngủ ngon”.
Hơn 40 năm chung sống, bà Lệ chưa có một ngày “rảnh rỗi”, đôi khi bà cũng trăn trở về cuộc sống. Thế nhưng, khi nghĩ về chồng, về con, về cha mẹ già là bà lại thêm động lực, vơi đi những vất vả của cuộc sống thường ngày. Bà cho biết: “Ở gần một người chồng làm việc vất vả nhưng luôn lạc quan, yêu đời riết rồi cũng bị nhiễm. Vất vả một chút mà tối về được kê gối ngủ ngon”.
Đêm đã khuya nhưng tiệm sửa xe của ông Long vẫn “sáng đèn”.
Đêm đã khuya nhưng tiệm sửa xe của ông Long vẫn “sáng đèn”.
Ở tuổi “xế chiều” của cuộc đời vợ chồng ông Long nhặt nhạnh những niềm hạnh phúc nhỏ để sống vui khỏe, có ích với gia đình và xã hội. Đó đôi khi chỉ là bữa cơm đạm bạc bên cạnh người bạn đời của mình.
Ở tuổi “xế chiều” của cuộc đời, vợ chồng ông Long nhặt nhạnh những niềm hạnh phúc nhỏ để sống vui khỏe, có ích cho gia đình và xã hội. Đó đôi khi chỉ là bữa cơm đạm bạc bên cạnh người bạn đời của mình.

 QUỐC TUẤN

.
.
.