Thứ Tư, 08/01/2020, 16:59 (GMT+7)
.

Tỏa ngát những "bông hoa làm việc tốt"

Giữa bộn bề của cuộc sống, những "bông hoa làm việc tốt" luôn sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, chung tay làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Cái tâm, cái tình của thầy giáo dạy văn

Nhắc đến thầy Phan Tấn Ngọc, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Vĩnh Kim (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), nhiều thế hệ học sinh của trường không chỉ quý mến thầy ở cách giảng bài truyền cảm, mà còn quý thầy ở nhân cách sống, tấm lòng yêu thương, san sẻ với học trò.

Vào những ngày này, khi năm mới sắp đến, ngoài giờ đến trường, thầy Ngọc còn chạy vạy khắp nơi để vận động hỗ trợ những phần quà, suất học bổng cho những học sinh nghèo, hiếu học của trường có được cái tết cổ truyền của dân tộc được đầy đủ, đầm ấm hơn.

Thầy Ngọc trong giờ lên lớp.
Thầy Ngọc trong giờ lên lớp.

Năm 1998, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, thầy Ngọc được phân công về giảng dạy tại Trường THPT Vĩnh Kim. Thầy Ngọc vẫn nhớ như in cái thời “chân đất lội bùn” đến từng nhà phụ huynh vận động học trò ra lớp, bởi khi đó kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình lo cái ăn còn chưa đủ thì lấy đâu mà nghĩ đến chuyện học hành của con cái.

Thế nhưng các lớp do thầy Ngọc chủ nhiệm không có năm nào học sinh bị lưu ban hay bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. “Trọng trách của một giáo viên là rất lớn, không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, mà còn dạy dỗ các em nên người. Do đó, tôi vừa cố gắng trau dồi trình độ chuyên môn, vừa đồng hành cùng học sinh trong quá trình học tập để các em luôn có niềm tin, hy vọng về tương lai tốt đẹp khi đến trường” - thầy Ngọc chia sẻ.

Thầy Ngọc không chỉ giỏi công tác chuyên môn, mà được biết đến là người tận tâm với công tác xã hội. Khi biết có học sinh nào gặp khó khăn là thầy lại tìm nguồn để giúp đỡ các em. Thầy Ngọc cho biết, làm thiện nguyện như là một cái duyên để trả ơn cho đời, bởi theo thầy sống là phải biết cho đi, phải biết san sẻ yêu thương. Trong nhiều năm qua, thầy đã giúp hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Thầy Ngọc bộc bạch: “Hễ nhìn thấy học trò nghèo là lại thấy thương và gợi nhớ đến bản thân mình cách đây mấy chục năm về trước, cũng xuất phát từ nghèo khó đi tìm con chữ để trở thành giáo viên. Do đó, khi biết học trò nào cần giúp đỡ để được đến trường là tôi không quản ngại khó khăn, vận động nguồn học bổng hỗ trợ cho các em”.

Không phụ lòng thầy Ngọc, nhiều học trò được thầy cưu mang, giúp đỡ đều học hành chăm chỉ, có không ít người thành đạt và quay về trường đồng hành cùng thầy làm thiện nguyện. Đơn cử như anh Nguyễn Xuân Huy, cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Kim đã nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy Ngọc mà anh đã vượt qua khó khăn, đến trường học hết những năm cấp 3.

Hiện nay, anh Huy là người thành đạt, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Anh Huy cho biết, anh luôn cảm kích và trân quý thầy Ngọc, một giáo viên luôn tận tâm với nghề, nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái, hết lòng vì học trò…

Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, với thầy Ngọc niềm vui là nhìn thấy nhiều học trò nên người và thành đạt, có ích cho xã hội.

“Nặng nợ” với bệnh nhân nghèo

Bà Nguyễn Thị Hồng (ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), hiện là hội viên Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Tiền Giang.  Năm nay, bà đã gần 70 tuổi, cái tuổi mà nhiều người đã yên phận tuổi già, vui vẻ sum vầy cùng con cháu, nhưng với bà, mỗi năm thêm tuổi mới lại càng phải tranh thủ thời gian, sức lực để giúp đỡ nhiều hơn những người có hoàn cảnh khó khăn.

Khởi đầu công việc thiện nguyện của bà Hồng là từ sự ngỏ ý của một người bạn Việt kiều muốn xây bệnh viện mắt để chữa bệnh cho người nghèo vào năm 2006. Tuy nhiên, bà đã khuyên bạn mình đừng xây bệnh viện bởi rất tốn kém, phức tạp mà chuyển sang trực tiếp hỗ trợ người bệnh thì sẽ giúp được nhiều người hơn.

Bà Hồng trực tiếp đưa người bệnh đi mổ mắt  ở TP. Hồ Chí Minh.
Bà Hồng trực tiếp đưa người bệnh đi mổ mắt ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhận được sự đồng tình ủng hộ của người bạn, bà Hồng triển khai thực hiện bằng cách thông báo cho những người nghèo bị bệnh về mắt trong tỉnh đăng ký, rồi tổ chức đưa bệnh nhân đến các bệnh viện ở
TP. Hồ Chí Minh điều trị. Năm 2007, bà đưa đợt bệnh nhân đầu tiên gồm 200 người đi mổ mắt ở Bệnh viện 115 - TP. Hồ Chí Minh.

Mọi chi phí đi lại, ăn uống, viện phí của bệnh nhân đều được bà Hồng cùng với bạn của mình hỗ trợ miễn phí. Từ đó, bà Hồng kết nối các tổ chức nhân đạo xã hội với các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh đưa hàng ngàn bệnh nhân nghèo bị bệnh về mắt, bệnh tim của tỉnh Tiền Giang và các tỉnh Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai… đi phẫu thuật cũng như điều trị miễn phí. Chỉ riêng trong năm 2019, bà Hồng hỗ trợ 633 người mổ mắt đục thủy tinh thể; 10 người mổ tim với chi phí trên 1 tỷ đồng.

Bà Hồng cho biết, bản thân bà chỉ là cầu nối giữa bệnh nhân với các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy mà không nhận bất cứ khoản chi phí nào từ bệnh nhân và bệnh viện. Công việc xét chọn, đưa bệnh nhân đi đến bệnh viện điều trị, nhất là bệnh tim được thực hiện công khai minh bạch. Mổ mắt chi phí trên dưới 1 triệu đồng/trường hợp nên không cần phải xác minh, khi có bệnh nhân liên hệ, bà tập hợp và đưa đi bệnh viện mổ ngay.

Đối với mổ tim chi phí cao, trên dưới 100 triệu đồng/ca và do yêu cầu của đơn vị tài trợ nên phải xác minh gia đình khó khăn; đồng thời, bản thân người bệnh có đủ sức khỏe mới đưa đi mổ. Không ít trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trong khi một ca mổ tim rất tốn kém, nên bà đến gặp lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn để xin cấp sổ hộ nghèo hoặc chứng nhận hoàn cảnh khó khăn để bệnh nhân được hỗ trợ kinh phí trong quá trình phẫu thuật cũng như điều trị.

Thậm chí, bà còn bỏ cả tiền túi để hỗ trợ, giúp đỡ nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn.
Không dừng lại ở việc giúp đỡ bệnh nhân nghèo, trong những năm qua, bà Hồng còn vận động các tổ chức, nhà hảo tâm xây tặng nhà tình thương, “Mái ấm khuyến học”, cầu giao thông nông thôn, trao xe lăn và hàng ngàn phần quà cho người nghèo…

Dù làm thiện nguyện không lương, không chế độ, lại phải ăn cơm nhà, bỏ tiền túi vài triệu đồng/tháng nhưng bà Hồng vẫn rất nhiệt tình, thực hiện công việc từ thiện bằng cả trái tim và tấm lòng nhân ái trong suốt hơn 13 năm qua.

“Việc làm từ thiện với tôi như là “cái nghiệp” không thể từ bỏ được, còn sức khỏe là tôi vẫn còn làm. Cứ thấy bệnh nhân nào được điều trị hết bệnh là thấy vui mừng, đó là nguồn động lực để tôi tiếp tục với công việc thiện nuyện, nhất là giúp đỡ bệnh nhân nghèo” - bà Hồng chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Hồng (ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành), hiện là hội viên Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Tiền Giang.  Năm nay, bà đã gần 70 tuổi, cái tuổi mà nhiều người đã yên phận tuổi già, vui vẻ sum vầy cùng con cháu, nhưng với bà, mỗi năm thêm tuổi mới lại càng phải tranh thủ thời gian, sức lực để giúp đỡ nhiều hơn những người có hoàn cảnh khó khăn.

Khởi đầu công việc thiện nguyện của bà Hồng là từ sự ngỏ ý của một người bạn Việt kiều muốn xây bệnh viện mắt để chữa bệnh cho người nghèo vào năm 2006. Tuy nhiên, bà đã khuyên bạn mình đừng xây bệnh viện bởi rất tốn kém, phức tạp mà chuyển sang trực tiếp hỗ trợ người bệnh thì sẽ giúp được nhiều người hơn.

Nhận được sự đồng tình ủng hộ của người bạn, bà Hồng triển khai thực hiện bằng cách thông báo cho những người nghèo bị bệnh về mắt trong tỉnh đăng ký, rồi tổ chức đưa bệnh nhân đến các bệnh viện ở
TP. Hồ Chí Minh điều trị. Năm 2007, bà đưa đợt bệnh nhân đầu tiên gồm 200 người đi mổ mắt ở Bệnh viện 115 - TP. Hồ Chí Minh. Mọi chi phí đi lại, ăn uống, viện phí của bệnh nhân đều được bà Hồng cùng với bạn của mình hỗ trợ miễn phí.

Từ đó, bà Hồng kết nối các tổ chức nhân đạo xã hội với các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh đưa hàng ngàn bệnh nhân nghèo bị bệnh về mắt, bệnh tim của tỉnh Tiền Giang và các tỉnh Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai… đi phẫu thuật cũng như điều trị miễn phí. Chỉ riêng trong năm 2019, bà Hồng hỗ trợ 633 người mổ mắt đục thủy tinh thể; 10 người mổ tim với chi phí trên 1 tỷ đồng.

Bà Hồng cho biết, bản thân bà chỉ là cầu nối giữa bệnh nhân với các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy mà không nhận bất cứ khoản chi phí nào từ bệnh nhân và bệnh viện. Công việc xét chọn, đưa bệnh nhân đi đến bệnh viện điều trị, nhất là bệnh tim được thực hiện công khai minh bạch.

Mổ mắt chi phí trên dưới 1 triệu đồng/trường hợp nên không cần phải xác minh, khi có bệnh nhân liên hệ, bà tập hợp và đưa đi bệnh viện mổ ngay. Đối với mổ tim chi phí cao, trên dưới 100 triệu đồng/ca và do yêu cầu của đơn vị tài trợ nên phải xác minh gia đình khó khăn; đồng thời, bản thân người bệnh có đủ sức khỏe mới đưa đi mổ.

Không ít trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trong khi một ca mổ tim rất tốn kém, nên bà đến gặp lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn để xin cấp sổ hộ nghèo hoặc chứng nhận hoàn cảnh khó khăn để bệnh nhân được hỗ trợ kinh phí trong quá trình phẫu thuật cũng như điều trị. Thậm chí, bà còn bỏ cả tiền túi để hỗ trợ, giúp đỡ nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn.

Không dừng lại ở việc giúp đỡ bệnh nhân nghèo, trong những năm qua, bà Hồng còn vận động các tổ chức, nhà hảo tâm xây tặng nhà tình thương, “Mái ấm khuyến học”, cầu giao thông nông thôn, trao xe lăn và hàng ngàn phần quà cho người nghèo…

Dù làm thiện nguyện không lương, không chế độ, lại phải ăn cơm nhà, bỏ tiền túi vài triệu đồng/tháng nhưng bà Hồng vẫn rất nhiệt tình, thực hiện công việc từ thiện bằng cả trái tim và tấm lòng nhân ái trong suốt hơn 13 năm qua.

“Việc làm từ thiện với tôi như là “cái nghiệp” không thể từ bỏ được, còn sức khỏe là tôi vẫn còn làm. Cứ thấy bệnh nhân nào được điều trị hết bệnh là thấy vui mừng, đó là nguồn động lực để tôi tiếp tục với công việc thiện nuyện, nhất là giúp đỡ bệnh nhân nghèo” - bà Hồng chia sẻ.

PHƯƠNG MAI - ĐỖ PHI

.
.
Liên kết hữu ích
.