Câu chuyện về việc nuôi cá trong rừng
Rừng là sự hình thành đặc biệt phức tạp của tự nhiên, đóng vai trò quan trọng giúp cấu thành nên hệ sinh thái đa dạng, tạo môi trường sống trong lành cho con người. Bảo vệ, duy trì hay phục hồi rừng tại Việt Nam luôn là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ đối với Chính phủ mà còn là trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân.
Hiểu được vai trò của mình trong nhiệm vụ chung ấy, trong những ngày này, Công ty CP Du lịch An Giang (An Giang Tourimex) đã liên tục triển khai thả hàng tấn cá vào khuôn viên của rừng tràm Trà Sư, nhằm hướng đến nhiệm vụ đem lại “lợi nhuận sinh thái” cho rừng. Theo báo cáo của Ban quản lý, tính đến nay nhà đầu tư đã thả hơn 20 tấn cá các loại với sức sống và độ thích nghi môi trường cao về với hệ sinh thái nơi đây. Và theo kế hoạch cho đến mùa lũ sắp tới, nơi đây sẽ tiếp tục đón nhận thêm lượng lớn cá, nâng tổng số cá thả đạt đến mốc 50 tấn.
Hơn 20 tấn cá đồng các loại đã được nhà đầu tư thả về rừng tràm Trà Sư. |
Nuôi cá để nuôi rừng
Từng đàn cá đồng “ăn móng” liên tục không ngừng nghỉ trên mặt nước hay hàng loạt các chú cò, vạc, cồng cộc,… chao lượn trên không trung bỗng sà xuống mặt bèo xanh mượt đớp thành công món mồi ngon là những hình ảnh đã không còn hiếm thấy. Đây là một trong những mục tiêu chính của nhà đầu tư: làm dồi dào hơn nguồn thức ăn cho cư dân của khu hoa viên tràm nhiệt đới, từ đó có thể giúp thu hút dàn chim trời về làm tổ và sinh sản.
Hơn như thế, việc nuôi cá trong khuôn viên của vườn địa đàng còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực khác cho rừng. Hướng đến việc đảm bảo nguồn cá được duy trì dồi dào, khác với nuôi cá theo mô hình ao hồ hay bè lưới… việc nuôi cá bằng cách thả cá vào rừng sẽ biến khu rừng thành một trang trại nuôi quy mô lớn, không gian nuôi sẽ không bị giới hạn.
Cùng lượng rong, rêu sinh sôi tự nhiên sẽ cung cấp cho chúng một nguồn thức ăn dồi dào, hỗ trợ quá trình duy trì giống nòi của cá. Thông qua đó, chim trời cũng sẽ được “hưởng” từ nguồn lợi này. Với lượng cá được ổn định bất kể mùa và thời gian trong năm, rừng tràm Trà Sư sẽ trở thành ngôi nhà chung cho hàng nghìn loài chim đến đây lưu trú, tạo nên một bức tranh thiên nhiên nguyên bản trường tồn mà bất cứ khi nào du khách đến tham quan cũng sẽ được mục sở thị trọn vẹn cảnh sắc.
Hướng đến vấn đề giữ cho môi trường nước không bị ô nhiễm, loài cá rô phi (một trong số những loài được nhà đầu tư thả vào rừng) được mệnh danh là cỗ máy tự động làm sạch nước, sẽ đảm đương vai trò lọc khuẩn và các tác nhân gây hại khác trong môi trường nước, giúp đảm bảo “sức khỏe sinh thái” cho hệ động thực vật tại nơi đây.
Có thể nói, tầm nhìn chiến lược dài hạn xuất phát từ mục tiêu bảo vệ rừng của An Giang Tourimex đã cho thấy tâm và tầm của nhà đầu tư tương lai xanh này thông qua hành động rất nhân văn - nuôi cá trong rừng.
Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hàng loạt tổ chim lơ lửng trên nhánh cây tràm đã trĩu nặng. |
Đem lại “lợi nhuận” cho môi trường
Giá trị của tài nguyên thiên nhiên luôn được xác định ở trong tương lai, vì thế mà các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư lĩnh vực du lịch sinh thái, luôn phải gánh vác nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra các dự án vừa đảm bảo tính thân thiện với môi trường, vừa đạt được mục tiêu cải tạo thiên nhiên trong dài hạn.
Chiêu “dụ” chim trời của nhà đầu tư đã đem lại những kết quả ban đầu rất đáng ngạc nhiên. Nhiều đàn cò, vạc, bìm bịp, bói cá… thi nhau kéo về rừng tràm Trà Sư kiếm ăn, tạo nên vô số hình ảnh đàn chim đậu trắng xóa trên từng dãy tràm, điều mà trước đây du khách hiếm khi bắt gặp được trước mùa nước nổi. Cũng từ đó, vai trò cộng sinh giữa động vật và thực vật tại rừng tràm từng bước được thể hiện rõ nét.
Khác với một số tổ chức lớn chỉ hướng đến lợi nhuận mà bỏ qua những chính sách hạn chế rủi ro cùng những nguy cơ tiềm ẩn cho xã hội, việc làm nhằm mang lại “lợi nhuận” cho môi trường để từ đó tạo cơ sở cho xã hội vươn mình phát triển mạnh mẽ là một trong những nỗ lực hết mình nhằm hoàn thành sứ mệnh vì cộng đồng mà Sao Mai Group đã giao phó cho An Giang Tourimex.
NGỌC MIN