.

Ngày Gia đình nghĩ về bữa cơm gia đình

Cập nhật: 21:50, 28/06/2022 (GMT+7)
(ABO) Nói đến văn hóa gia đình, người ta thường đề cập đến bữa cơm. Bữa cơm của gia đình người Việt không chỉ đơn thuần là khi mọi người cùng thưởng thức những món ăn ngon mà còn là sự gắn kết các thành viên, gìn giữ truyền thống của gia đình. Bữa cơm gia đình như một “chất keo” kết dính, gắn kết các thành viên trong gia đình.
 
Bửa cơm gia đình tuy đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bữa cơm gia đình tuy đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng.
 
Đã thành thói quen, tan giờ làm, anh Nguyễn Trung Thảo, công tác tại UBND phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tranh thủ về giúp vợ làm bữa cơm chiều. Trong gian bếp nhỏ của gia đình luôn rộn rã tiếng cười nói giữa các thành viên, vừa làm, vừa trò chuyện. Bữa cơm chiều tuy đạm bạc nhưng trên gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười.
 
Anh Nguyễn Trung Thảo, phương 10, tp. Mỹ tho luôn phụ vợ chuẩn bị bửa cơm gia đình.
Anh Nguyễn Trung Thảo, phương 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang luôn phụ vợ chuẩn bị bữa cơm gia đình.
 
Anh Thảo chia sẻ: “Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bữa cơm chiều là dịp để cả nhà quây quần, đoàn tụ bên nhau. Ðây cũng là cơ hội để cha mẹ nhắc nhở các con chuyện học hành hay cùng hỏi thăm nhau về sức khỏe… Và như thế, các thành viên cảm thấy thật ấm lòng và hạnh phúc”.
 
Tự nhận mình khá vụng về trong việc nấu nướng, công việc trong công ty thường xuyên tăng ca nên rất ít khi gia đình anh Ngô Chế Linh và chị Võ Bích Châu, xã Đồng Sơn (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) duy trì bữa cơm hằng ngày với đầy đủ các thành viên.
 
Chị Châu cho biết: “Chỉ vào những ngày cuối tuần vợ chồng tôi mới có thời gian chở nhau đi chợ, mua thực phẩm về cùng nhau chế biến các món ăn, rồi vợ chồng, con cái cùng ăn, không khí gia đình thật ấm áp".
 
Gia đình Ngô Chế Linh và chị Võ Bích Châu, xã Đồng Sơn (Gò Công Tây) duy trì bữa cơm hằng ngày với đầy đủ các thành viên.
Gia đình anh Ngô Chế Linh và chị Võ Bích Châu, xã Đồng Sơn (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) luôn cố gắng duy trì bữa cơm hằng ngày với đầy đủ các thành viên.
 
Nhiều năm nay, gia đình anh Lê Văn An và chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, xã Tân Hòa Tây (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo được nếp sinh hoạt và duy trì bữa cơm gia đình như một thói quen. Theo chị Ngọc Anh, cứ đúng 11 giờ 30 phút trưa và 18 giờ chiều là các thành viên trong gia đình chị cùng tập trung, quây quần bên nhau ăn bữa cơm gia đình. Ngoài việc ăn đúng bữa, đúng giờ để giữ gìn sức khỏe cho các thành viên, thì trong bữa cơm, mọi người còn chia sẻ với nhau những chuyện buồn vui trong công việc, cuộc sống. Ông bà, cha mẹ lại có dịp nhắc nhở con cháu sống tốt, làm việc chăm chỉ, cố gắng học hành...
 
Anh Lê Văn An  xã Tân Hòa Tây (huyện Tân Phước)  luôn phụ vợi nấu bửa cơm gia đình.
Anh Lê Văn An, xã Tân Hòa Tây (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) luôn phụ vợ nấu bữa cơm gia đình.
 
Theo thống kê mới đây của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay có khoảng từ 30 đến 40% các gia đình hiếm khi có bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình với nhiều lý do khác nhau, như: Con em bận đi học, vợ (chồng) bận đi làm. Còn có rất nhiều lý do khác như tiệc tùng, liên hoan cơ quan, công ty, họp mặt bạn bè, gặp gỡ đối tác... Trong số đó có không ít các ông chồng thích buổi chiều sau giờ làm việc ra hàng quán ngồi nhăm nhi tán gẫu với bạn bè, mà quên mất vợ con ở nhà đang ngóng đợi mình, từ đó khiến bữa cơm gia đình nhạt nhẽo, thiếu tiếng cười, thiếu những câu chuyện ấm áp tình thân.
 
Những bửa cơm gia đình luôn đầy ấp tiếng cười.
Những bữa cơm gia đình luôn đầy ấp tiếng cười.
 
Vì thế, từ năm 2014 đến nay, để nhắc nhở mọi người sự kết nối yêu thương qua những bữa cơm gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy thông điệp “Bữa cơm gia đình kết nối yêu thương” làm chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam 28-6. Hằng năm, vào tháng 6, Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp đều tổ chức Hội thi Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
 
Trưởng Ban Gia đình, xã hội và kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang Nguyễn Kim Vẹn cho biết: Những năm gần đây, nội dung các buổi sinh hoạt chuyên đề về xây dựng gia đình hạnh phúc của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ đều đề cập đến tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, bởi đó không chỉ là bữa ăn, mà còn là khoảng thời gian cả nhà ngồi lại bên nhau chuyện trò, "giữ lửa" hạnh phúc. Hôi Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng vừa phối hợp tổ chức hoạt động nấu ăn online với hình thức các gia đình sẽ nấu ăn, rồi chụp chụp đưa lên nhóm Zalo, trình bày thành phần, ý nghĩa của bữa cơm gia đình. Hoạt động nấu ăn này đã thu hút gần 400 gia đình tham gia với nhiều phần quà hấp dẫn.
P. MAI
 
 
 
.
.
.