Thứ Hai, 15/04/2024, 20:49 (GMT+7)
.

Hạn, mặn ngày càng khốc liệt

(ABO) Năm nay, hạn, mặn kéo dài. Đến nay, hầu hết tuyến kinh nội đồng trong vùng chịu ảnh hưởng của hạn, mặn đã cạn; nhiều cánh đồng của Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã khô cằn, nứt nẻ. Đời sống và sinh kế của người dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn. Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến ngày càng bất thường, khó đoán định, nên tình hình hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khốc liệt hơn.

Theo ước tính của Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ Lê Ngọc Quyền, hạn, mặn, xâm nhập mặn năm nay đã gây ra nhiều tác động tới cuộc sống của người dân khu vực ven biển như: Thiếu nước ngọt sinh hoạt, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, sạt lở kinh đê, đường xá. Theo dự báo, hạn, mặn năm nay có thể gây thiệt hại cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng trên 70 nghìn tỷ đồng.

Những hình ảnh phóng viên ghi nhận được cũng phần nào cho thấy tính khốc liệt của hạn, mặn năm nay.

a
Những cánh đồng khô khốc nằm chờ mưa tại vùng ven biển của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

 

a
Các xe chở nước từ thiện ngày đêm hướng về vùng cuối nguồn Ngọt hóa Gò Công để cung cấp nước sinh hoạt miễn phí cho người dân.

 

t.
Nhiều tuyến kinh, rạch nội đồng ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cạn khô.

 

c
Các tuyến kinh tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cũng cạn khô.

 

g
Do kinh, rạch cạn nước nên nhiều tuyến đường giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị sụp lún nghiêm trọng.

 

d
Ông Nguyễn Văn Sang (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) có 5.000 m2 trồng lúa bị chết do thiếu nước tưới.

 

b
Người dân tỉnh Kiên Giang cũng đang “khát” nước ngọt.

 

c
Người dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đến lấy nước sinh hoạt tại điểm cấp nước tập trung.

 

b
Nhà máy nước ở tỉnh Bến Tre dùng sà lan vận chuyển nước ngọt về để sản xuất nước sinh hoạt.

TA - MINH THÀNH (thực hiện)

.
.
.