Thứ Tư, 14/08/2024, 20:41 (GMT+7)
.

Tiền Giang: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Những năm qua, công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tiền Giang ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng CSXH.

Đặc biệt, phối hợp quán triệt sâu rộng về Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ các cấp của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng CSXH, cũng như tuyên truyền về phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo”…

Qua đó, nhằm kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để huy động, bổ sung nguồn vốn cho tín dụng CSXH thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Triển khai cho vay vốn từ tín dụng ưu đãi tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tân Phước.                                                                                         Ảnh: LÊ MINH
Triển khai cho vay vốn từ tín dụng ưu đãi tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cai Lậy. Ảnh: LÊ MINH

Theo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang, phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (cụ thể là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên) là phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù, sáng tạo, phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam.

Đến ngày 30-6-2024, các tổ chức chính trị - xã hội dư nợ ủy thác đạt 4.315 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,67%/tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang, với 2.702 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 109.231 khách hàng vay vốn đang còn dư nợ…

Để thực hiện tốt các nội dung ủy thác, hội, đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh đều phân công cán bộ phụ trách hoặc cán bộ chuyên trách theo dõi, thực hiện việc ủy thác với các phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, thành lập mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tới tận xã, ấp để hoạt động cho vay, thu nợ diễn ra nhanh chóng, kịp thời.

Việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn được thực hiện một cách bài bản, thông suốt từ tỉnh đến huyện trên cơ sở các văn bản thỏa thuận, văn bản liên tịch được ký kết giữa Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, ấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác chính là cầu nối, chuyển tải nguồn vốn tín dụng CSXH đến với người dân. Hình thức ủy thác một phần công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý vốn tín dụng ưu đãi là nhằm công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời, trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của tỉnh đã thành lập 2.644 đoàn giám sát và phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức 4.125 cuộc giám sát…

Thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng CSXH giữa Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, hoạt động tín dụng CSXH đi vào cuộc sống có sự đóng góp đáng kể của Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Văn Hải cho biết, thực hiện Chương trình phối hợp số 10 ngày 23-12-2022 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ngân hàng CSXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân hiểu về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động ngân hàng, cũng như những ưu đãi của tín dụng CSXH mang lại. 

“Có thể nói, MTTQ và các tổ chức CT-XH trên địa bàn tỉnh đã làm tròn cả hai vai là đồng hành với hội viên và đồng hành với Ngân hàng CSXH để đảm bảo nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, sử dụng hiệu quả và thu hồi vốn đúng hạn. Từ những hoạt động tín dụng CSXH đã tạo sự lan tỏa, thúc đẩy hộ nghèo từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, đồng chí Huỳnh Văn Hải cho biết thêm.

Theo đồng chí Huỳnh Văn Hải, trong thời gian tới, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH…

SONG AN

.
.
Blog Credit card Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụngWebsite https://creditcard.com.vn Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụngTìm hiểu dịch vụ làm thẻ tín dụng hạn mức cao so sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào Vay tiền thẻ tín dụng có được không
.