Thứ Sáu, 12/04/2019, 21:56 (GMT+7)
.

Giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Trông vào đâu?

Là lợi thế nhưng lại đang thấp điểm, những rào cản trong đào tạo nhân lực ngành Du lịch cần được tháo gỡ để đưa ngành phát triển đúng tiềm năng.
 
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 3 năm qua với đốc độ nhanh từ 10 triệu lượt năm 2016 lên 15,5 triệu lượt năm 2018, tổng thu du lịch đạt 620.000 tỷ đồng.
 
Các địa phương là trung tâm du lịch đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, trong đó TP HCM đón 36,5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 17,38% so với năm 2017, và % so với 2016); Hà Nội khoản 28 triệu lượt khác du lịch trong đó khoảng 5,5 triệu lượt khách quốc tế; Quảng Ninh đón 12,5 triệu lượt khách, trong đó 5,3 triệu lượt khách quốc tế; Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 3 triệu.
 
Có lợi thế, nhưng lại thấp điểm
 
Năm 2019, Du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng. Trong dòng chảy đó, du lịch TP HCM đặt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, khách nội địa phấn đấu đạt 32,77 triệu lượt (lần lượt tăng khoảng 14% 2 và 13% so với năm 2018). "Mục tiêu tăng trưởng cao đặt ra sức ép lớn cho ngành du lịch trong đó có vấn đề về nguồn nhân lực", ông Vũ nói.
a
Thủ tướng Chính phủ chứng kiến lễ ký kết hợp tác đào tạo nhân lực Du lịch của 9 trường Đại học tại Tp HCM.
Dẫn số liệu các báo cáo Chỉ số cạnh tranh ngành Du lịch và Lữ hành của World Economic Forum cho thấy, chỉ số cạnh tranh chung của du lịch Việt Nam đang được cải thiện khá nhanh: Từ vị trí thứ 80/140 quốc gia (2013) rút dần thứ bậc thành 75/136 (2015) và 67/136 (2017), ông Vũ cho rằng nhiều chỉ tiêu lẽ ra được coi là lợi thế của du lịch Việt Nam thì vẫn chưa được đánh giá cao, trong đó có các chỉ tiêu về nguồn nhân lực chưa phải là lợi thế so với các nước khác. 
 
Ví dụ, chỉ số chất lượng cạnh tranh về tài nguyên của Việt Nam đạt 4.0/7.0, trong khi chỉ số này đối với Singapore chỉ đạt 2.4 nhưng điểm số chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực của quốc gia này lại đạt mức 5.6/7.0, còn Việt Nam đạt 4.9/7.0. Chỉ số cạnh tranh chung của Singapore xếp 13/136 quốc gia. Có thể thấy là dù cho lợi thế về tài nguyên được đánh giá cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, sẵn sàng để cung cấp dịch vụ vượt trội; nếu mỗi người dân không là một đại sứ du lịch thì việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam thành điểm đến có đẳng cấp khu vực, mà mỗi địa phương là một nhân tố quan trọng, thì đây vẫn là bài toán cần nhiều lời giải…
 
Cải thiện từ đào tạo nguồn
 
Nhìn ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel cho biết, hàng năm mỗi công ty du lịch đều cần tuyển dụng một nguồn lao động nhất định vì nhu cầu phát triển kinh doanh. Rêng Vietravel hàng năm cũng có kế hoạch tuyển dụng gần 300 nhân sự hoạt động, chưa tính đến số lượng hướng dẫn viên.
Tuy nhiên, lượng sinh viên được tuyển dụng vào công ty phải thông qua các lớp đào tạo và làm việc thực tế, trải qua giai đoạn thử việc mới được tiếp nhận vì hầu như cần phải đào tạo và tự đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy số lượng ứng viên nộp hồ sơ khá đông nhưng hầu như đều khó chọn lựa ứng viên đáp ứng tốt cho các vị trí công việc phù hợp.
 
"Về cơ chế cần tính toán việc thành lập trường chuyên về du lịch vì đã xác định là ngành kinh tế mũi nhọn thì có thể qui hoạch một số trường đại học có các khoa Du lịch làm nòng cốt cho Vùng (tập trung chủ yếu tại các thị trường có du lịch phát triển) để phân bổ và qui hoạch nguồn lực, đầu tư chuẩn cho các khoa Du lịch trở thành trường thí điểm.
So với yêu cầu thị trường và thực tế đào tạo hiện nay thì các chương trình đào tạo của Việt Nam nên cần đi sâu hơn vào đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ, cập nhật thêm các kiến thức mới theo sự vận động của ngành du lịch thế giới và Việt Nam", ông Kỳ nêu một số đề xuất trong số nhiều đề xuất giải pháp từ thực tế của một trong những doanh nghiệp lữ hành lớn nhất Việt Nam.
 
Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn ngành. Hiện tại, cả nước có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp đến Đại học, riêng TP HCM có 63 cơ sở đào tạo du lịch (24 đại học, 20 cao đẳng, và 19 trung cấp).
 
Tuy nhiên, ngành vẫn còn những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Hệ thống giáo trình chưa thực sự phù hợp, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa cao. Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và giữa các chủ thể, chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ. Các chính sách và hành lang pháp lý cho tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự phù hợp.
 
 
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong đào tạo du lịch là tiêu chuẩn quan trọng để nâng cấp chất lượng nhân lực, theo đại diện ĐH Hoa Sen. Ảnh: Ông Hoàng Quốc Việt-Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hoàng, đơn vị đang có 3 trường ĐH và hệ thống giáo dục liên cấp chất lượng cao.
 
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, là một trong những trường Đại học được đánh giá là đào tạo có chất lượng, đặc biệt là chuyên ngành du lịch, Đại học Hoa Sen cảm nhận một cách rõ nét về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường. Hầu như mỗi tuần, trường Đại học Hoa Sen đều nhận được những đề xuất và đặt hàng từ các doanh nghiệp, những tập đoàn lớn trong ngành Du lịch như Accor Marriott.. tổng nhu cầu hơn 5,000 nhân lực/năm.
 
Đặc biệt, Hoa Sen vừa đạt được thoả thuận với chuỗi khách sạn nhượng quyền tuyển dụng ngay lập tức 1.000 sinh viên trường Đại học Hoa Sen vừa ra trường. Đây thực sự là cơ hội và thách thức cho trường Đại học Hoa Sen và cho tất cả các cơ sở đào tạo du lịch.
 
(Theo enternews.vn)
 
.
.
.